Để thành công phải là “vua” của truyền thông

  • Thứ tư, 21:13 Ngày 24/04/2019
  • Truyền thông đối với doanh nghiệp và mang lại hiệu quả cho cá nhân là một quá trình nhận thức được chia làm 2 cấp độ: Tiền truyền thông và Hậu truyền thông. Với ý nghĩa thật sự của nó là việc nhận diện để tạo ra các cấp độ tương tác và tìm kiếm với những người quan tâm. DN Đỗ Văn Hiếu cho rằng: “Ai cũng có thể làm truyền thông, vấn đề là phải có phương pháp và sử dụng đúng cách.”

    Khoảng vài trăm bài viết, số từ chiếm dụng trên các trang báo ở Việt Nam và Nước Ngoài chiếm khoảng 100.000 chữ. Đỗ Văn Hiếu, CTHĐQT An Gia Lập Nghiệp khẳng định: “Muốn thành công thì phải là vua của truyền thông”.

    Doanh nhân Đỗ Văn Hiếu trong một sự kiện thể thao

    Để nhận thức được con đường truyền thông đồi với doanh nghiệp và mang lại hiệu quả cho cá nhân là một quá trình nhận thức được chia làm 2 cấp độ: Tiền truyền thông và Hậu truyền thông. Với ý nghĩa thật sự của nó là việc nhận diện để tạo ra các cấp độ tương tác và tìm kiếm với những người quan tâm. DN Đỗ Văn Hiếu cho rằng: “Ai cũng có thể làm truyền thông, vấn đề là phải có phương pháp và sử dụng đúng cách.”

    Từ người làm kinh doanh thành chuyên gia truyền thông

    DN Đỗ Văn Hiếu đến với nghề BĐS bằng tình yêu và bén duyên truyền thông với “đam mê”.Báo Thời Đại đã viết về DN Đỗ Văn Hiếu, với góc nhìn của học thuyết Freud, dưới ánh sáng của Phân Tâm Học: “Sinh ra tại một vùng quê nghèo ở miền Trung, ký ức tuổi thơ của Đỗ Văn Hiếu bị ám ảnh bởi sự tàn phá khủng khiếp của thiên nhiên lên những mái nhà liêu xiêu, yếu ớt và mong manh thuở nhỏ mỗi khi quê nhà gặp bão.

    Hoàn cảnh khó khăn ngày bé đã góp phần hình thành nên nghị lực sống mạnh mẽ, đức tính kiên cường, chịu khó của Hiếu. Lên Sài Gòn lập nghiệp với 2 bàn tay trắng, cậu sinh viên trẻ Đỗ Văn Hiếu bắt đầu thử sức ở rất nhiều công ty BĐS lớn, nhỏ khác nhau. Suốt khoảng thời gian ấy, anh đã tích góp cho mình không ít kinh nghiệm, triết lý quý báu của ngành nghề.”

    Từ đó, báo Doanh Nhân đưa ra một góc khuất khác: “Tôi còn nhớ một câu trong kinh thánh: Có một vị thần đang trói buộc lấy ta, mà ta không tài nào thoát ra được. Có lẽ, định mệnh đã bắt tôi phải như thế, phải hoạt động nhiều lĩnh vực, ngành nghề để thỏa chí sáng tạo nhằm giải tỏa cái khát vọng làm giàu được dồn nén từ những năm tháng khi còn là một cậu sinh viên nghèo.

    Vậy đâu là đam mê thật sự, thú thiệt tôi cũng đang tự hỏi mình về điều đó - vì trong bất kỳ một lĩnh vực, ngành nghề nào tôi cũng tìm thấy niềm đam mê, hứng thú cũng như động lực. Tôi luôn lao động bằng 200% sức lực của chính bản thân mình. Ở kinh doanh, người ta cần rất nhiều sự nhạy bén, ở giáo dục người ta cần điềm tĩnh, ở công nghệ người ta cần yếu tố tỉ mỉ, ở tư vấn người ta cần nhiệt huyết. Tôi nghĩ mình là tổng hòa của yếu tố trên. Vì “con người là tổng hòa các mối quan hệ xã hội mà phải không!” DN Đỗ Văn Hiếu, gọi góc nhìn này là sự “sáng thế” bởi truyền thông.

    Trong khi ấy, Báo Mới, theo phân tích của Google có điểm SEO là: 65,5 đã  có bài phân tích về DN Đỗ Văn Hiếu: “Trong một kiến giải gần đây nhất, Doanh nhân Đỗ Văn Hiếu đã thể hiện một góc nhìn khá sắc sảo về mô hình này: “Những nhà đầu tư BĐS tiềm năng đều nhận ra rằng BĐS là cách tốt nhất để tích lũy tiền và đầu tư liều lĩnh trong việc mua bán BĐS những lại chẳng có chút kiến thức cơ bản trong việc đầu tư cũng như thông tin thị trường.”Đầu tư chắc thắng = phân khúc + thời điểm + nhóm chuyên gia đầu tư.

    Từ công thức đó, DN Đỗ Văn Hiếu đã dẫn một câu trong Kinh Thánh rằng: “Trong bóng tối người ta thường đi về phía ánh sáng.” Thứ ánh sáng mà DN đề cập tới là công thức của một người với kinh nghiệm 10 năm làm môi giới BĐS và đã bán hơn 10.000 sản phẩm cho khách hàng đầu tư. DN Đỗ Văn Hiếu thường hay đùa một câu rằng: “Ai cũng có thể bán hàng.

    Nhưng tôi có nghệ thuật của “kinh thánh” bán hàng. Công việc bán hàng như một tình yêu thật sự, như sự sống của chính bản thân mình.” Bài viết về chia sẻ về nghề BĐS nhưng lại có một lượng truy cập khá khủng, khoảng 1 triệu người xem chỉ trong vòng ba ngày. DN Đỗ Văn Hiếu phân tích: “Bản thân mình phải hay, góc nhìn phải hút, và câu chuyện phải “hot” đó là 3 yếu tính của một người làm truyền thông chuyên nghiệp.”

    Trong khi đó, trên trang báo Justice.vn đã viết: “Nhu cầu cuộc sống ngày càng mở, luật pháp cũng không gò bó như xưa. Tuy nhiên sự cạnh tranh khốc liệt, vốn đầu tư cũng lớn hơn nhiều so với xưa kia. Không những là BĐS, mà các ngành khác cũng vậy không gì khác. Nếu coi “con người là mỏ vàng”, thì kiến thức là yếu tố quyết định của người đầu tư và những con người làm việc chung với nhà đầu tư, tổng hợp tất cả, một chỉnh thể tốt sẽ tạo nên mỏ vàng.

    May mắn là có, nhưng nếu một mỏ vàng đủ lớn, đâu cần nhiều may mắn để đào được vàng? Ngành BĐS bây giờ không còn đơn giản như xưa, các nghiên cứu đã chỉ ra, nền kinh tế ảnh hưởng tới BĐS có những chu kỳ nhất định. Chu kỳ tạo ra xu hướng, xu hướng tạo ra thời điểm. Nếu nắm rõ chu kỳ có thể ước chừng được xu hướng, từ đó “đón trước” thời điểm vàng một cách hoàn hảo.” Bài báo này  theo DN Đỗ Văn Hiếu, đã sử dụng tư duy về thuật toán của ngành phân tích thông kê để nhìn nhận về tư duy của tôi.

    Một trong những trang báo khá “hầm hố” về lượng người đọc khủng trong thời gian qua, tờ Đại Kỷ Nguyên thì lại đưa ra một góc nhìn sắc sảo: “Ngày trước thì mọi ngành kinh doanh đều chịu sự chỉ định nghiêm ngặt của nhà nước, nhưng hiện nay đất nước mở cửa kinh tế nên có rất nhiều điều lệ phải tuân thủ theo “luật chung”. Sự cạnh tranh trong BĐS cũng công bằng hơn, miếng bánh to thì ai cũng muốn, thực tế chia bình quân đầu người nhòm ngó, mẩu bánh của mỗi người bé hơn xưa rất nhiều. Luật thì mở hơn, nhưng cạnh tranh khốc liệt hơn, đồng nghĩa với việc nếu không cẩn thận thì nhà đầu tư có thể ngã đau bất cứ lúc nào.”

    Nhưng ở một bình diện khác, tờ Heathmap.vn: “Dưới góc nhìn của một nhà tuyển dụng hàng đầu của ngành bất động sản, ông Đỗ Văn Hiếu - Chủ tịch HĐQT Công ty An Gia Lập Nghiệp chia sẻ: “Giá trị ở thành công hay thất bại nằm ở chọn lựa và sự cố gắng hết mình. 

    Một sự thật nghiệt ngã đó là chỉ có khoảng 25% môi giới tồn tại với nghề sau 6 tháng. 25% đó cũng rơi rụng dần dần và cuối cùng sau 2 năm cũng chỉ còn khoảng 10% tồn tại với nghề. Tức là: 100 người vào nghề sau 6 tháng chỉ còn 25 người trụ lại, sau 2 năm chỉ còn lại khoảng  2 – 3 người còn “sống sót”. Để “sống được” và trở thành người ưu tú, chỉ có cách duy nhất: Bạn phải là người giỏi nhất! Hàng năm, Công ty An Gia Lập Nghiệp điều hành từ 1.000 – 10.000 người từ các kênh chính thống và cộng tác viên bên ngoài để phát triển mạng lưới kinh doanh bất động sản.

     Tất cả được xây dựng theo nguyên tắc “vạn lý trường thành” rất hiệu quả nên dẫn tới thành công tột cùng bởi sức “hút” này. Thị trường bất động sản luôn thay đổi. Vì vậy, người hoạt động trong lĩnh vực này cũng cần thiên biến vạn hóa để thích ứng với nghề: khác biệt hay là chết? Đó là cách thức tồn tại từ sự phân tích của ông Hiếu: “Xây dựng mối quan hệ của khách hàng dựa trên uy tín lâu dài và trở thành một chuyên gia trong phân khúc thị trường mà mình đang đảm nhiệm”.

    Doanh nhân Đỗ Văn Hiếu và các đồng nghiệp của mình trong Cty An cư Lạc Nghiệp

    Từ chuyên gia truyền thông đến người dẫn đầu

    DN Đỗ Văn Hiếu ngoài việc được báo chí nhìn nhận như một người có các góc nhìn khác sắc bén về truyền thông. Bên cạnh đó, DN Đỗ Văn Hiếu còn “tạo đà” cho mình qua nhiều bài viết về các nhân vật lớn, truyền cảm hứng từ dòng họ của mình: Bạch Thái Bưởi. Bài viết thể hiện như sau: “Theo đánh giá của nhà Hà Nội học Nguyễn Vinh Phúc, tuy đứng cuối cùng trong bốn người Việt Nam giàu nhất đầu thế kỷ 20 “nhất Sỹ, nhì Phương, tam Xương, tứ Bưởi”, nhưng ông Bạch Thái Bưởi luôn được người dân, các học giả, các nhà sử học kính trọng, ngưỡng mộ nhất. Lý do vô cùng đơn giản là ông luôn gương cao ngọn cờ dân tộc, khát vọng cải tạo xã hội. Bạch Thái Bưởi vốn xuất thân từ một gia đình nghèo họ Đỗ, được gia đình họ Bạch đỡ đầu, cho ăn học nên đổi thành họ Bạch. Trong “cuộc chiến thương mại” đầu thế kỷ 20, ông đã đánh bại các nhà tư bản Pháp, Hoa…, mở đầu phong trào “Người Việt Nam dùng hàng Việt Nam” còn dư vọng cho đến ngày nay.

    Hay là nguồn tự hào từ một dòng họ có truyền thống lịch sử: “Dòng họ Đỗ (Đậu) Việt Nam là một dòng họ lớn có truyền thống lịch sử lâu đời, gắn liền với cội nguồn của dân tộc Việt Nam. Theo dòng lịch sử, họ Đỗ (Đậu) là một cộng đồng trong đại gia đình Việt tồn tại từ hàng ngàn năm. Các di tích, chứng tích, thần tích còn lưu giữ được đã khẳng định rõ họ Đỗ Việt Nam (khu vực miền Trung thường gọi là họ Đậu) tồn tại gắn liền với nơi phát tích, sinh tụ của người Việt cổ.  Trải qua thời gian tồn tại và phát triển, dòng họ Đỗ (Đậu) Việt Nam đã không ngừng đổi mới và phát triển lớn mạnh cùng dân tộc. Họ Đỗ (Đậu) Việt Nam hiện là một trong 10 dòng họ đứng đầu Việt Nam về số lượng, với hàng triệu người ở khắp các tỉnh, thành phố trong cả nước và ở nước ngoài, gắn liền với lịch sử hình thành, dựng nước và giữ nước của dân tộc.

    Người Họ Đỗ (Đậu) có cùng thời phát tích và sinh tụ của người Việt xưa trên địa bàn tỉnh Hà Tây cũ, tập trung ở khu vực núi Ba Vì, và từ chân núi trải dài xuống phía Đông Nam, dải đất hình thành đầu tiên châu thổ Sông Hồng ở nước ta. Họ Đỗ (Đậu) ngày càng phát triển đông đảo, vững mạnh cùng cộng đồng các dân tộc, các dòng họ khác, góp phần xây dựng và bảo vệ đất nước. Người Họ Đỗ (Đậu) Việt Nam có tố chất thông minh, nhưng lại có tính cương trực, khảng khái, liêm chính, không chịu luồn cúi, ít màng danh lợi và luôn biết đặt lợi ích quốc gia lên hàng đầu.

    Người họ Đỗ (Đậu) xưa đã từng có hơn 100 vị đỗ Đại khoa (Tiến sỹ) được ghi danh vào bảng vàng, bia đá, trong đó có 5 vị đỗ Tam Khôi, “Thám hoa, Bảng nhãn, Trạng Nguyên”..., được xếp hàng thứ 6 về truyền thống khoa bảng, đỗ đạt cao trong các dòng họ của cả nước. Đến nay, nhiều người con, cháu họ Đỗ (Đậu) đã trưởng thành, giữ nhiều trọng trách trong các cơ quan nhà nước, là các tướng lĩnh quân đội, công an, hoặc là các doanh nhân thành đạt trên mọi miền đất nước. 

    Nguồn gốc là niềm tự hào, tài năng là sự chắp cánh. Với hơn cả trăm bài báo đã từng viết về mình và dòng họ Đỗ (Đậu) có truyền thống lịch sử và tài năng. Nhưng DN Đỗ Văn Hiếu luôn khiêm tốn nói rằng: “Giấc mơ dẫn đầu hay còn xa, nhưng tôi biết mình sẽ làm được. Vì tài năng của bản thân và sự tự hào của tổ tông đã là động lực sống còn đối với tôi.”

    NGUỒN: Theo Tạp Chí Văn Hiến

    TOP