QUY CHẾ TỔ CHỨC – HOẠT ĐỘNG CỦA HỘI ĐỒNG HỌ ĐỖ (ĐẬU) BÌNH DƯƠNG

  • Thứ ba, 00:50 Ngày 11/08/2020
  • QUY CHẾ

    TỔ CHỨC – HOẠT ĐỘNG CỦA HỘI ĐỒNG HỌ ĐỖ (ĐẬU) BÌNH DƯƠNG

    • Căn cứ Tộc ước Họ Đỗ (Đậu) Việt Nam ngày 19/02/2012;

    • Căn cứ Biên bản họp ngày 08/8/2020 của BCH Hội đồng họ Đỗ (Đậu) Bình Dương;

    Hội đồng họ Đỗ (Đậu) Bình Dương thống nhất ban hành Quy chế tổ chức – hoạt động như sau:

     

    CHƯƠNG MỘT

    NHỮNG QUY ĐỊNH CHUNG

     Điều 1: Phạm vi điều chỉnh

    Quy chế tổ chức và hoạt động của Hội đồng họ Đỗ (Đậu) Bình Dương quy định tổ chức

    và hoạt động của Hội đồng họ Đỗ (Đậu) tỉnh Bình Dương

    Điều 2: Tôn chỉ, mục đích của Hội đồng họ Đỗ (Đậu) Bình Dương

    1. Hội đồng họ Đỗ (Đậu) Bình Dương hoạt động theo tôn chỉ, mục đích mà Ban liên lạc họ Đỗ (Đậu) Việt Nam đề ra, đồng thời luôn lấy Tộc ước (06/06/2012) của dòng họ Đỗ - Đậu Việt Nam làm nền tảng, vì lợi ích chung của cộng đồng người họ Đỗ (Đậu) trong nước cũng như ngoài nước và vì lợi ích của dân tộc Việt Nam.

    2. Hội đồng họ Đỗ (Đậu) Bình Dương hoạt động nhằm mục đích tăng cường đoàn kết, hợp tác giữa các dòng họ Đỗ (Đậu) Bình Dương và xây dựng, phát triển quan hệ hợp tác, hữu nghị giữa các dòng họ khác trong cộng đồng dân tộc Việt Nam.

    Điều 3: Tên gọi của Hội đồng họ Đỗ (Đậu) Bình Dương

    1. Tên gọi đầy đủ: Hội đồng họ Đỗ (Đậu) Bình Dương

    (Viết tắt theo chữ cái: HĐHĐ(Đ)BD)

    2. Tên gọi tắt theo con dấu: Hội đồng Họ Đỗ Bình Dương

    3. Địa chỉ website: www……

    Điều 4: Các tổ chức của Hội đồng họ Đỗ (Đậu) Bình Dương

    1. Ban chấp hành Hội đồng họ Đỗ (Đậu) Bình Dương là tổ chức lãnh đạo, điều hành cao nhất của Hội đồng Đỗ (Đậu) Bình Dương ;

    2. Ban thường vụ Hội đồng họ Đỗ (Đậu) Bình Dương là cơ quan điều hành của Hội đồng họ Đỗ (Đậu) Bình Dương giữa hai kỳ họp của Hội đồng họ Đỗ (Đậu) Bình Dương ;

    3. Ban thường trực họ Đỗ(Đậu) Bình Dương là cơ quan điều hành thường xuyên của Hội đồng;

    4. Hội đồng họ Đỗ (Đậu) địa phương các huyện, thị, thành trực thuộc Hội đồng họ Đỗ (Đậu) Bình Dương ;

    5. Các Ban chuyên môn là cơ quan giúp việc của Hội đồng họ Đỗ (Đậu) tỉnh Bình Dương;

    Điều 5: Trụ sở – con dấu và tài khoản của Hội đồng họ Đỗ (Đậu) Bình Dương

    1. Trụ sở Thường trực BCH Hội đồng họ Đỗ (Đậu) tỉnh Bình Dương: số 26 đường Đoàn Thị Liên, P. Phú Lợi, Tp. Thủ Dầu Một, tỉnh Bình Dương; điện thoại: Ô. Đỗ Điệp: 0913860753,

     Ô. Đỗ Trung: 0913950397, Ô. Đỗ Thông: 0913950191

    Trụ sở giao dịch chính được đặt tại:

    2. Con dấu: theo quy định của Tộc ước

    3. Tài khoản của Hội đồng họ Đỗ (Đậu) Bình Dương là tài khoản đồng sở hữu và đăng ký tại Ngân hàng lớn có uy tín tại Bình Dương giao dịch bằng nội tệ (VNĐ – Việt Nam đồng) và ngoại tệ (USD – Đô la Mỹ và tiền nước ngoài khác).

     

    CHƯƠNG HAI

    TỔ CHỨC, NHIỆM VỤ, QUYỀN HẠN CỦA HỘI ĐỒNG HỌ ĐỖ (ĐẬU) BÌNH DƯƠNG

     Điều 6: Nguyên tắc hoạt động của Hội đồng Họ Đỗ (Đậu) Bình Dương (viết tắt là Hội đồng)

    1. Nguyên tắc hoạt động tuân thủ hiến pháp – pháp luật nhà nước, thực hiện chế độ làm việc theo nguyên tắc tập trung, dân chủ, phát huy trí tuệ tập thể;

    2. Hội đồng hoạt động vì lợi ích của dòng họ Đỗ (Đậu) Bình Dương ;

    3. Hội đồng được thành lập trên cơ sở dân chủ, bình đẳng công khai trong tiến cử hay miễn nhiệm thành viên Hội đồng;

    4. Hội đồng hàng năm có ít nhất 1 kỳ họp toàn thể;

    5. Địa điểm và thời gian tổ chức họp Hội đồng: Theo quyết định của Ban Thường vụ Hội đồng và được thông báo trước khi họp 30 (ba mươi) ngày.

    6. Nghị quyết của Hội đồng được thông qua khi có trên 70% (bảy mươi phần trăm) Ủy viên Hội đồng dự họp biểu quyết nhất trí.

    7. Hội đồng họ Đỗ - Đậu Bình Dương hoạt động có nhiệm kỳ 05 (năm) năm. Ủy viên Hội đồng tự nhận thấy sức khỏe yếu không thể tiếp tục tham gia hoặc sự nhiệt tình giảm sút (thể hiện không tham gia liên tiếp 3 kỳ họp Hội đồng) thì Ủy viên Hội đồng tự xin từ nhiệm hoặc do Hội đồng xem xét miễn nhiệm. Khi đó Hội đồng sẽ tổ chức họp và tiến cử bổ sung.

    8. Hội đồng họ Đỗ (Đậu) các huyện, thị, thành phố trực thuộc tỉnh tự tiến cử Chủ tịch Hội đồng họ Đỗ (Đậu) địa phương của mình.

    Điều 7: Tiêu chuẩn và cơ cấu tổ chức của Hội đồng

    1. Ủy viên Hội đồng:

    a) Số lượng: Do Hội đồng họ Đỗ (Đậu) Bình Dương quyết định.

    b) Ủy viên Hội đồng đương nhiên: Là các Chủ tịch Hội đồng họ Đỗ (Đậu) của khu vực các huyện, thị, thành phố hoặc do Ban liên lạc dòng họ Đỗ - Đậu các địa phương tiến cử; 

    c) Ủy viên Hội đồng khác: Do Hội đồng họ Đỗ (Đậu) tỉnh tiến cử và quyết định, số lượng Ủy viên tiến cử không quá 50% (năm mươi phần trăm) số Ủy viên đương nhiên.

    2. Tiêu chuẩn của Ủy viên Hội đồng

    a. Là công dân Việt Nam mang họ Đỗ (Đậu);

    b. Có tâm, có tầm và tự nguyện hiến dâng công sức và tiền bạc cho dòng họ, không vụ lợi, không đòi hỏi quyền lợi;

    c.Gương mẫu trong mọi công việc của dòng họ, nói đi đôi với làm, phát ngôn chuẩn mực đúng nơi, đúng chỗ;

    d.Có điều kiện về thời gian, sức khỏe để tham gia hoạt động của Hội đồng và các Ban của Hội đồng khi được phân công.

    3. Ban thường vụ Hội đồng: Gồm Chủ tịch và các Phó Chủ tịch Hội đồng.

    3.1  Nhiệm vụ và quyền hạn của Ban thường vụ Hội đồng:

    a) Quyết định thành lập và quy định về tổ chức, nhiệm vụ của các cơ quan giúp việc của Hội đồng;

    b) Quyết định công nhận các đơn vị trực thuộc Hội đồng;

               c).Quyết định triệu tập cuộc họp của Hội đồng;

    d).Quyết định những vấn đề về chủ trương trong quá trình điều hành giữa các kỳ họp của Hội đồng; quyết định kế hoạch công tác cụ thể 06 (sáu) tháng, hàng năm theo chương trình hoạt động, nghị quyết, quyết định của Hội đồng;

    3.2 Ban thường vụ Hội đồng họp thường kỳ 02 (hai) lần trong một năm và có thể họp bất thường để thảo luận, quyết định những vấn đề thuộc thẩm quyền của Ban Thường vụ theo đề nghị của ít nhất 50% (năm mươi phần trăm) số Ủy viên Ban thường vụ hoặc theo quyết định của Ban thường trực Hội đồng. Cuộc họp của Ban thường vụ Hội đồng hợp lệ khi có ít nhất 70% (bảy mươi phần trăm) số Ủy viên Ban thường vụ tham dự.

    3.3 Ban thường trực Hội đồng

    Ban thường trực Hội đồng gồm Chủ tịch, Phó chủ tịch thường trực kiêm Tổng thư ký Hội đồng, Trưởng Cố vấn và Trưởng Ban TT-TT.  Ban thường trực Hội đồng có nhiệm vụ điều hành hoạt động thường xuyên của Hội đồng giữa các kỳ họp của Ban thường vụ Hội đồng.

    3.4  Các Ủy viên Hội đồng: Do Hội đồng quyết định nhưng không vượt quá 18 người, 

    Điều 8. Nhiệm vụ chung của Hội đồng

    1. Quyết định các công việc có tính chiến lược của dòng họ nhằm mục đích củng cố, phát triển họ Đỗ (Đậu) tỉnh Bình Dương ;

    2. Tổng hợp thông tin để tiến cử những người có tâm, có tầm, có đức, có tài tham gia vào các công việc của dòng họ;

    3. Quyết định số lượng: Ủy viên Ban thường vụ Hội đồng, Phó chủ tịch Hội đồng và số lượng các ban giúp việc do Hội đồng thành lập;

    4. Quyết định khen thưởng những tổ chức và cá nhân có công với dòng họ.

    Điều 9. Chủ tịch Hội đồng

    1. Chủ tịch Hội đồng do Hội đồng họ Đỗ (Đậu) Bình Dương tiến cử trong số Ủy viên Ban thường vụ Hội đồng.

    2. Tiêu chuẩn:

    3. Là người biết nhìn xa trông rộng, có khả năng tổ chức và đoàn kết được các thành viên Hội đồng;

    4. Có điều kiện về thời gian, sức khỏe để làm việc họ;

    5. Chủ tịch Hội đồng không quá 75 tuổi;

    6. Nhiệm vụ:

    a.Tổ chức, chỉ đạo các thành viên trong Ban thường trực Hội đồng để thực hiện các Nghị quyết, chương trình hoạt động của Hội đồng, của Thường vụ Hội đồng, của Thường trực Hội đồng.

    b.Chủ trì các cuộc họp thường niên của Hội đồng, của Thường vụ Hội đồng, của Thường trực Hội đồng họ Đỗ (Đậu) Bình Dương;

    c. Ban hành các quyết định: công nhận chức danh vị trí trong Hội đồng; công nhận các Hội đồng họ Đỗ (Đậu) các huyện, thị,  thành phố trực thuộc tỉnh 

    d.Là Chủ tịch Hội đồng thi đua khen thưởng;

    e.Là chủ tài khoản dòng Họ Đỗ (Đậu) tỉnh Bình Dương và là người duyệt chi các khoản chi theo quy định của Quy chế tài chính dòng họ;

    g.Là người trực tiếp cao nhất có trách nhiệm quan hệ đối nội và đối ngoại.

    Điều 10: Các Phó chủ tịch Hội đồng

    1. Phó chủ tịch Hội đồng do Hội đồng tiến cử trong số Ủy viên Hội đồng;

    2. Số lượng: Do Hội đồng quyết định không quá 6 người;

    3. Nhiệm vụ: Phó Chủ tịch Hội đồng phụ trách các lĩnh vực công tác theo sự phân công của Ban Thường vụ Hội đồng và chịu trách nhiệm trước Chủ tịch, Ban Thường vụ và Hội đồng về các lĩnh vực công tác được giao.

    4. Một Phó chủ tịch thường trực kiêm Tổng thư ký Hội đồng;

    5. Ưu tiên người đã nghỉ hưu để có thể sắp xếp được thời gian tham gia công việc;

    6. Đảm bảo thường xuyên có mặt khi Chủ tịch Hội đồng triệu tập;

    7. Khi Chủ tịch Hội đồng vắng thì Phó chủ tịch thường trực Hội đồng sẽ điều hành thay theo ủy quyền của Chủ tịch Hội đồng.

    Điều 11: Phó Chủ tịch thường trực kiêm Tổng thư ký

    1. Phó Chủ tịch thường trực kiêm Tổng Thư ký Hội đồng do Ban chấp hành Hội đồng tiến cử trong số Uỷ viên Ban thường vụ Hội đồng.

    2. Tiêu chuẩn:

    3. Là người có sức khỏe, năng động và am hiểu việc họ, có khả năng ngoại giao và kết nối tốt.

    4. Có kinh nghiệm quản trị, tổ chức, để có điều kiện vận dụng vào việc quản lý thu chi tài chính của Hội đồng theo nguyên tắc: khoa học, công khai, minh bạch.

    5. Nhiệm vụ và quyền hạn:

    a) Giúp Ban Thường vụ và Thường trực Hội đồng xây dựng và điều hành thực hiện kế hoạch hoạt động, chương trình hoạt động; điều hành sự phối hợp giữa các cơ quan giúp việc của Hội đồng trong việc triển khai các hoạt động của Hội đồng;

    b) Giúp Ban Thường vụ và Thường trực Hội đồng tổ chức thực hiện các nghị quyết, quyết định của Ban Thường vụ, Thường trực Hội đồng, Chủ tịch Hội đồng;

    c) Chăm lo cơ sở vật chất, huy động nguồn tài chính phục vụ cho hoạt động của Hội đồng;

    d) Phụ trách công tác thư ký các cuộc họp của Hội đồng, Ban Thường vụ Hội đồng;

    e) Chịu trách nhiệm phát ngôn, phát hành thông tin của dòng họ;

    6. Phó Ban thư ký do Tổng thư ký tiến cử, Chủ tịch Hội đồng quyết định công nhận sau khi được Ban Thường vụ thông qua.

               Phó Ban thư ký thực hiện các nhiệm vụ theo sự phân công của Tổng thư ký.

     

     

     

    CHƯƠNG BA

    BAN CỐ VẤN VÀ BAN KIỂM SOÁT

    Điều 12: Ban Cố vấn

    1. Cơ cấu

    2. Thành viên và số lượng thành viên Ban cố vấn: Do Ban thường vụ tiến cử trên cơ sở tự nguyện và do Hội đồng thông qua;

    3. Trưởng ban: Do Ban thường vụ tiến cử trong số Phó chủ tịch Hội đồng và do Hội đồng quyết định;

    4. Phó trưởng ban: Do Trưởng Ban cố vấn tiến cử và Ban thường vụ Hội đồng quyết định;

    5. Tiêu chuẩn thành viên Ban Cố vấn:

    a) Có uy tín cao trong cộng đồng dân cư, là tấm gương tốt của gia đình, dòng tộc;

    a. Có kiến thức về lịch sử, văn hóa, xã hội; có am hiểu sâu về lịch sử dòng họ, có khả năng, có tâm huyết chăm lo công việc xây dựng phát triển dòng họ;

    6. Nhiệm vụ

    a. Nghiên cứu lịch sử dòng họ, sưu tầm tài liệu để giúp Hội đồng, Thường vụ Hội đồng và Chủ tịch Hội đồng, có thêm tư liệu để tuyên truyền, giáo dục các thế hệ con cháu, hậu duệ của Họ Đỗ (Đậu) Việt Nam, gắn kết yêu thương và giúp đỡ nhau trong cuộc sống;

    b. Tổng hợp ý kiến góp ý của các cá nhân, tổ chức họ Đỗ ( Đậu) để tham mưu về mọi mặt cho Hội đồng.

    c. Tổ chức hợp tác, tham vấn với các nhà khoa học, các nhân sĩ trí thức, quan chức trong và ngoài dòng họ, trong nước và nước ngoài để tham mưu toàn diện cho Hội đồng;

    d. Cố vấn cho Hội đồng về tổ chức các nghi lễ, cách thức vận động công đức nhằm xây dựng quỹ để thực hiện các công trình lớn của dòng Họ;

    e. Tham gia các cuộc họp, phát biểu, phản biện, đề xuất trong các cuộc họp của Hội đồng, Ban thường vụ Hội đồng;

    Điều 13: Ban Kiểm tra

    1. Cơ cấu:

    2. Thành viên và số lượng thành viên: Do Ban thường vụ tiến cử và Hội đồng quyết định không quá 05  người.

    3. Trưởng ban: Do Ban thường vụ tiến cử trong số Phó chủ tịch Hội đồng và do Hội đồng quyết định;

    4. Phó trưởng ban: Do Trưởng Ban Kiểm tra tiến cử, Ban thường vụ Hội đồng quyết định;

    5. Tiêu chuẩn:

    a. Có sức khỏe, có trình độ chuyên môn, nghiệp vụ;

    b. Tự nguyện, sẵn sàng đóng góp thời gian cho hoạt động của dòng họ;

    c. Có đạo đức, làm việc trung thực, khách quan, công tâm, minh bạch.

    6. Nhiệm vụ:

    a. Kiểm tra sự tuân thủ Tộc ước, Quy chế tổ chức – hoạt động của Hội đồng.

    b. Kiểm tra việc chấp hành các nghị quyết, quyết định của Hội đồng, của Ban thường vụ, Ban thường trực Hội đồng đối với: Ban thư ký và các Ban chuyên môn của Hội đồng.

    c. Tham gia kiểm tra tại các địa phương khi được Ban thường vụ cử.

    3.4 Kiểm tra việc thực hiện các quy chế về tài chính.

    a) Kiểm tra sự minh bạch các số liệu kế toán thống kê, thu chi các quỹ của Hội đồng;

    b) Chịu trách nhiệm về kết quả kiểm tra;

    c) Lập báo cáo kiểm tra 6 tháng và báo cáo hàng năm trong kỳ họp Ban thường trực,

                 Ban thường vụ, Hội đồng;

     

     

     

     

     

     

    CHƯƠNG BỐN

    CÁC BAN CHUYÊN MÔN VÀ CÁC CÂU LẠC BỘ TRỰC THUỘC

     

    Điều 14: Ban Thư ký và Truyền thông

    1.Cơ cấu:

    • Thành viên và số lượng thành viên: Do Ban thường vụ Hội đồng quyết định không quá 5 người;

    • Tiêu chuẩn: Ưu tiên những người đã và đang hành nghề luật, báo chí, văn hóa nghệ thuật, công nghệ thông tin; tuổi trẻ, năng động, có kỹ năng giao tiếp.

    • Trưởng ban là Phó chủ tịch Hội đồng.

    • Các thành viên khác: Do Trưởng ban tiến cử, Ban thường vụ quyết định.

    • Phó trưởng ban: Có hai (02) Phó trưởng ban.

    - Một Phó trưởng ban phụ trách công tác truyền thông, công nghệ thông tin;

          -    Một Phó trưởng ban phụ trách công tác thư ký;

    2.Nhiệm vụ:

    2.1 Công tác truyền thông, công nghệ thông tin

    a. Quản lý và phát triển, cập nhập thông tin đã phê duyệt của Ban thường trực Hội Đồng hoặc Chủ tịch hoặc Tổng Thư ký vào Website họ Đỗ (Đậu) Bình Dương;

    b. Cập nhập, thống kê bản tin, sắp xếp các trang mục trong bản tin, Website dòng họ đảm bảo: Kịp thời, hợp lý, chuyên nghiệp; đúng Luật về An ninh mạng

    c. Trực tiếp viết tin, chụp hình, quay phim về các lĩnh vực cần thiết để tuyên truyền cho dòng họ qua Website và bản tin Họ Đỗ (Đậu) Bình Dương;

    d. Giúp Ban thường vụ Hội đồng tổ chức, biên soạn Gia phả, Kỷ yếu Họ Đỗ (Đậu) tỉnh, hướng dẫn các dòng họ Đỗ (Đậu) ở các địa phương sưu tầm và viết Gia phả;

    e. Quản lý và lưu trữ các thông tin về họ Đỗ (Đậu) tỉnh. Khi cần sửa chữa, hủy thông tin phải có ý kiến của Ban thường trực Hội đồng;

    f. Hướng dẫn các dòng họ Đỗ (Đậu) các địa phương: lập hòm thư điện tử (Email) và thông báo Email đến các dòng họ Đỗ (Đậu) trong nước và nước ngoài để tăng cường thông tin trong dòng họ Đỗ (Đậu) Bình Dương;

    g. Thiết kế toàn bộ các văn bản (Bộ nhận diện thương hiệu) cho Hội đồng và Hội đồng họ Đỗ (Đậu) các địa phương theo mẫu thống nhất.

    2.2 Công tác thư ký:

    a.Thực hiện các công tác chuẩn bị cơ sở vật chất để tổ chức Hội nghị và các cuộc họp;

    b.Chuẩn bị tài liệu, thông tin, gửi giấy mời đến Thành viên dự họp;

          c.Phân công các thành viên làm công tác thư ký trong các hội nghị, cuộc họp;

          d.Soạn thảo các thông báo về kết quả hội nghị, cuộc họp gửi đến các tổ chức theo chỉ đạo của Chủ tịch Hội đồng và Tổng Thư ký;

    Điều 15: Ban Tài chính

    1. Cơ cấu:

    2. Thành viên và số lượng: Do Ban thường vụ Hội đồng quyết định không quá 5 người;

    3. Trưởng ban: Do Ban thường vụ Hội đồng tiến cử trong số Phó chủ tịch Hội đồng.

    4. Ban Tài chính chịu sự điều hành trực tiếp của Chủ tịch Hội đồng và Tổng Thư Ký;

    5. Thành viên Ban Tài chính là người họ Đỗ (Đậu) biết nghề kế toán có đạo đức, sống ở Bình Dương.

    6. Nhiêm vụ:

    a. Thực hiện cập nhập thường xuyên bằng sổ sách các phát sinh thu chi của Thường trực Hội đồng, Thường vụ Hội đồng, Hội đồng. Thực hiện báo cáo tài chính hàng năm;

    b. Dự toán phải có sự phê duyệt của Thường vụ, Thường trực và Chủ tịch hội đồng theo quy chế tài chính;

    c. Tất cả chứng từ ghi rõ địa chỉ, nội dung mua, số lượng, giá trị kèm theo hóa đơn mua (khuyến khích sử dụng hóa đơn tài chính);

    d. Sẵn sàng cung cấp số liệu cho Ban kiểm tra và Ban thường vụ Hội đồng.

    7. Quy chế hoạt động:

    Quy chế hoạt động của Ban Tài chính do Ban thường vụ Hội đồng ban hành.

    Điều 16: Ban Vận động công đức

    1. Cơ cấu:

    2. Thành viên và số lượng thành viên: Do Ban thường vụ Hội đồng quyết định;

    3. Trưởng ban: Do Ban thường vụ Hội đồng tiến cử trong số ủy viên Hội đồng.

    4. Ban Vận động công đức chịu sự điều hành trực tiếp của Chủ tịch Hội đồng và Tổng Thư Ký;

    5. Tiêu chuẩn: Là người có đức, tâm, có uy tín, gương mẫu, có quan hệ tốt với các cơ quan, tổ chức Trung ương, địa phương, doanh nghiệp, các thành viên trong họ, ngoài họ, trong nước và nước ngoài để truyền tải thông tin về các nghị quyết của Hội đồng Đỗ (Đậu) Bình Dương, Thường vụ Hội đồng. Thường trực Hội đồng;

    6. Nhiệm vụ của ban:

    o Chuẩn bị các chương trình truyền thông, nhằm phổ biến mục đích việc quyên góp;

    o Mở sổ vàng, sổ bạc ghi công đức;

    o Thiết kế và xây dựng các bia đá để ghi danh các nhà tài trợ. Các biểu mẫu công đức, khen thưởng;

    o Tư vấn cho Chủ tịch Hội đồng, Hội đồng và Thường vụ Hội đồng:

    7. Xây dựng quy chế khen thưởng đối với các tổ chức, cá nhân đóng góp công sức, tài chính đối với họ Đỗ(Đậu) tỉnh Bình Dương;

    8. Thống kê danh sách các nhà tài trợ để Hội đồng thi đua Khen thưởng của họ Đỗ (Đậu) Bình Dương xem xét Khen thưởng và vinh danh trong bảng vàng dòng họ Đỗ ( Đậu) Bình Dương;.

    Điều 17: Ban khuyến học và khen thưởng kỷ luật:

    1. Cơ cấu:

    2. Thành viên và số lượng thành viên: do Ban thường vụ Hội đồng quyết định nhưng không quá 5 người.

    3. Trưởng ban: Do Ban thường vụ Hội đồng quyết định trong số ủy viên Hội đồng.

    4. Ban Khuyến học và khen thưởng – kỷ luật chịu sự điều hành trực tiếp của Chủ tịch Hội đồng và Tổng Thư Ký;

    5. Nhiệm vụ:

    a. Xây dựng quy chế khuyến học, khen thưởng kỷ luật trình Ban thường vụ hội đồng quyết định;

    b. Tư vấn cho Chủ tịch hội đồng, Ban thường vụ hội đồng về các mức khen thưởng, kỷ luật;

    c. Thống kê danh sách các cơ quan, tổ chức, cá nhân của Hội đồng, các nhà tài trợ trong và ngoài nước đủ điều kiện khen thưởng, vinh danh, ghi danh để đề nghị Hội đồng Thi đua khen thưởng xem xét, quyết định;

    d. Xây dựng nội dung tuyên truyền về khuyến học, khuyến tài;

    e. Thường xuyên nắm bắt được thông tin về các cháu họ (Đỗ) Đậu học giỏi, có chí tiến thủ để có kế hoạch tài trợ, giúp đỡ (kể cả học sinh và sinh viên Đại học);

    g.Xây dựng kế hoạch quyên góp xây dựng quỹ khuyến học, khuyến tài của dòng Họ.

    h. Hội đồng Thi đua khen thưởng – kỷ luật do Chủ tịch Hội đồng làm Chủ tịch, các thành viên còn lại do Thường vụ Hội đồng tiến cử. Hàng năm căn cứ vào Quy chế khen thưởng Thường vụ hội đồng sẽ quyết định, hình thức, mức khen.

    Điều 18: Ban Đối ngoại:

    1. Cơ cấu:

    a. Thành viên và số lương thành viên: Do Ban thường vụ Hội đồng quyết định nhưng không quá 5 người.

    b. Trưởng ban: Do Ban thường vụ Hội đồng quyết định trong số ủy viên Hội đồng;

    2. Ban Đối ngoại chịu sự điều hành trực tiếp của Chủ tịch Hội đồng và Tổng Thư Ký;

    3. Nhiệm vụ:

    a. Xây dựng kế hoạch họp mặt, trao đổi với các Hội, các Câu lạc bộ dòng họ trong và ngoài nước;

    b. Chú trọng đến việc liên lạc với Kiều bào họ Đỗ (Đậu) định cư ở nước ngoài để tuyên truyền, trao đổi, phổ biến thông tin về họ Đỗ (Đậu) Bình Dương;

    c. Tổ chức các chương trình gặp gỡ, giúp đỡ Kiều bào họ Đỗ (Đậu) về nước tìm cội nguồn, tri ân Tiên Tổ;

    d. Trong các ngày họp mặt toàn quốc hàng năm, Ban có nhiệm vụ: tích cực vận động, mời các quan khách có quan hệ mật thiết với dòng họ Đỗ (Đậu) và đại diện các dòng Họ khác đến tham dự;

    e. Các nhiệm vụ khác do Ban thường vụ Hội đồng quyết định.

    Điều 19: Ban nghi lễ – Khánh tiết

    1. Cơ cấu:

    a) Thành viên và số lượng thành viên: Do Ban thường vụ Hội đồng quyết định nhưng không quá 5 người.

    b) Trưởng ban: Do Ban thường vụ Hội đồng quyết định trong số ủy viên Hội đồng.

    c) Ban Nghi lễ - Khánh tiết chịu sự điều hành trực tiếp của Chủ tịch Hội đồng và Tổng Thư Ký;

    2. Nhiệm vụ:

    a. Xây dựng kế hoạch, tổ chức nghi lễ cho Hội đồng trong các ngày lễ của  họ nêu tại Điểm 4 Khoản 2 Điểu 19(của Quy chế này) và các hội nghị lớn hàng năm của họ Đỗ (Đậu) Bình Dương;

    b. Chuẩn bị một chương trình mẫu thống nhất cho hội nghị họ Đỗ (Đậu) Tỉnh Bình Dương và các địa phương;

          c. Quy định về trang phục của Ban thường trực Hội đồng, các thành viên lãnh đạo dòng Họ, các cụ bô lão (trên 80 tuổi);

    d. Quy định biểu tượng (Linh vật); Huy hiệu, vị trí đeo trên áo; các bài hát khác mang tính đồng ca, liên quan đến dòng họ Đỗ (Đậu).

    e. Phối hợp với Ban Tài chính lập kế hoạch dự chi tài chinh, bảo đảm vật chất cho các cuộc gặp mặt, hội họp giao lưu, thăm viếng và bảo đảm cơ sở vật chất cho các hoạt động của Hội đồng trình Chủ Tịch và Ban thường trực Hội đồng quyết định.

    g.Quản lý và bảo quản toàn bộ cơ sở vật chất, trang thiết bị của Hội đồng.

    Điều 21: Ban xây dựng Nhà thờ họ Đỗ - Đậu tỉnh Bình Dương

    1. Cơ cấu:

    a) Thành viên và số lượng: Do Ban thường vụ Hội đồng quyết định nhưng không

    quá 7 người;

    b) Trưởng ban: Do Ban thường vụ Hội đồng tiến cử trong số ủy viên Hội đồng và đồng Trưởng ban là người họ Đỗ (Đậu) tại địa phương ủng hộ đất để xây Nhà thờ Họ;

    c) Tiêu chí tiến cử: là người có đạo đức, trung thực, mẫn cán và có tâm vì dòng họ, đồng thời phải là những người có kiến thức về thiết kế, xây dựng.

    2. Nhiệm vụ:

    a) Phối hợp cùng Ban Thường vụ Hội đồng trong việc xin ủng hộ đất, mua đất làm Nhà thờ họ;

    b) Chọn thiết kế, lập dự án và chọn nhà thầu xây dựng để trình Ban thường vụ Hội đồng;

    Điều 22: Các Câu lạc bộ trực thuộc Hội đồng

    1. Các Câu lạc bộ là tổ chức trực thuộc Hội đồng, là cánh tay nối dài của Hội đồng.

    2. Việc thanh lập các Câu lạc bộ phải thực hiện từng bước phù hợp với sự phát triển của

    dòng họ và do BanThường vụ Hội đồng thống nhất quyết định.

    3. Trình tự thủ tục thành lập câu lạc bộ:

    a) Lập tờ trình về việc thành lập câu lạc bộ gửi Ban thường vụ Hội đồng.

    b) Thường vụ Hội đồng tiến cử hoặc thông qua danh sách Ban chấp hành lâm thời Câu lạc bộ. Ban chấp hành lâm thời Câu lạc bộ gồm: Chủ tịch, Phó Chủ tịch, Thư ký.

    c) Ban chấp hành lâm thời Câu lạc bộ xây dựng Điều lệ, Quy chế hoạt động, tổ chức của Câu lạc bộ và đề nghị Thương vụ Hội đồng công nhận.

    d) Chủ tịch Hội đồng thay mặt Hội đồng ký quyết định công nhận Ban chấp hành Câu lạc bộ.

    4. Chế độ lệ phí đóng góp hàng tháng, hàng năm của thành viên do các Câu lạc bộ tự

    quy định.

    CHƯƠNG NĂM

    KINH PHÍ HOẠT ĐỘNG CỦA HỘI ĐỒNG

    Điều 24: Nguồn quỹ và sử dụng quỹ hoạt động của Hội đồng

    1. Nguồn quỹ:

         a) Do các Ủy viên đóng góp hàng năm: Thường vụ Hội đồng quy định mức đóng góp;

    b) Các tổ chức, cá nhân ủng hộ;

    c) Trích 10% từ nguồn thu các quỹ của Hội đồng;

    d) Các khoản thu hợp lý khác.

    2. Sử dụng quỹ:

    a) Chi phí trong các kỳ họp Hội đồng và Ban thường vụ Hội đồng;

    b) Chi vào việc hiếu của các Ủy viên Hội đồng và gia đình Ủy viên Hội đồng (mức chi do Ban thường vụ Hội đồng quy định theo quy chế tài chính);

    c) Các khoản chi cần thiết khác do Chủ tịch Hội đồng quyết định và Chủ tịch Hội đồng phải chịu trách nhiệm và giải trình trong cuộc họp Ban thường trực Hội đồng về các khoản chi đó.

    Điều 24. Các quỹ khác:

    Quỹ xây dựng nhà thờ họ Đỗ tỉnh Bình Dương, khuyến học, khuyến tài, khen thưởng, hỗ trợ bà con nghèo trong Họ, chăm sóc sức khỏe, thiện nguyện… sẽ được quy định trong Quy chế hoạt động tài chính của Hội đồng.

    CHƯƠNG SÁU

    SỬA ĐỔI, BỔ SUNG QUY CHẾ VÀ HIỆU LỰC THI HÀNH

    Điều 25: Sửa đổi, bổ sung

    1. Quá trình thực hiện nếu thấy nội dung của Quy chế không còn phù hợp thì Thường vụ Hội đồng ghi nhận, thống nhất xem xét sửa đổi.

    2. Trường hợp vì nội dung cần chỉnh sửa ngay (gấp) thì Thường trực Hội đồng sẽ quyết định tạm thời, có hiệu lực trong thời gian Quyết định, đến ngày họp Hội đồng họ Đỗ (Đậu) gần nhất sẽ thông qua.

    Điều 26: Điều khoản thi hành

                Quy chế tổ chức – hoạt động của Hội đồng Họ Đỗ (Đậu) tỉnh Bình Dương gồm 6 chương 26 điều đã được Thường trực Hội đồng họ Đỗ (Đậu) Bình Dương thống nhất thông qua ngày 08 tháng  8    năm 2020 và có hiệu lực thi hành sau 15 ngày kể từ ngày ký.

    Nơi nhận:

    – CácTVHĐ HĐ Tỉnh Bình Dương

    – Lưu VP TM.  HỘI ĐỒNG HỌ ĐỖ (ĐẬU) BÌNH DƯƠNG 

    CHỦ TỊCH

    ĐỖ KHẮC ĐIỆP

    TOP