Tư duy đơn giản là những suy nghĩ về văn minh

  • Thứ năm, 16:29 Ngày 31/01/2019

  • (Nhân đọc bài, cởi áo trao người - trên Vnexpress - Thứ năm, 31/1/2019)

    Daniel Bougnoux, giáo sư bộ môn truyền thông của Đại học Stendal de Grenoble đã có nhận định: “một thứ sinh ra dành cho một thứ khác”.  Nói cách dễ hiểu, đó chính là tư tưởng truyền dẫn từ đời này sang thế hệ khác. Ở đó, việc “giáo dục từ trong trứng nước” đã là một nền tảng về tư duy, hành xử, lối sống, văn minh, nhân cách.

     

    Về tính di truyền trong xã hội tạo ra từ hai dòng suy nghĩ: Thứ nhất, “con vua thì lại làm vua” – nghĩa là “nhà mặt phố, bố làm quan, mình thích thì làm, ai làm gì mình”. Thứ hai, nền tảng giáo dục từ gia đình sẽ làm cho con người hành xử đúng theo những chuẩn mực xã hội như: “Ba mình dặn làm thế, mẹ mình bảo cái này là sai, cô giáo đã dạy…” Cho nên, cần hiểu mọi sự quy chụp của một hành vi, vô hình dung đó là những định kiến về một cử chỉ, thái độ và suy tư một chiều.

    Một quan niệm dưới sự phân tích của S. Freud cho rằng: “Dù cá nhân họp thành như thế nào, dù đời sống, nghề nghiệp, tính cách hay trí tuệ của những cá nhân ấy, giống nhau hay khác nhau ra sao, thì chỉ riêng việc họ chuyển biến thành đám đông, họ đã có một thứ tâm hồn tập thể làm cho họ cảm nhận, suy nghĩ, và hành động, theo một cách mà hoàn toàn cá nhân riêng lẻ  không cảm nhận, suy nghĩ và hành động.” (Gustave LeBon – Tâm lý học đám đông, bản dịch Nguyễn Xuân Khánh, Bùi Văn Nam Sơn hiệu đính). Nói một cách dễ hiểu nhất, nếu một người đi xe máy trước cột đèn đỏ, mà thấy xung quanh mình tất cả đều chạy chứ không dừng lại, họ sẽ làm gì? Dừng lại để xe phía sau, chửi…. Đi cùng họ để mà sai giống họ… Đó cũng chỉ là một luận điểm suy diễn về giá trị của văn minh là phải giáo dục chứ không giáo huấn khi đã trưởng thành.

    Sigmund Freud (tên đầy đủ là Sigmund Schlomo Freud); nguyên là một bác sĩ về thần kinh và là nhà tâm lý học người Áo

    Bên cạnh đó, ý kiến và niềm tin vào đám đông đã tích tụ vô vàn những mảnh vụn của niềm tin, ý tưởng, trên đó nảy sinh tư tưởng của một thời đại. Đời sống xã hội là một mảnh ghép được chi phối bởi tư tưởng và chính trị của một nền tảng triết học, với thời trước năm 1975 tại Sài Gòn, mọi ngõ ngách đều quy tụ về giá trị của nền triết học hiện sinh, nơi mà ta sẽ nghe những bài hát mà đẹp đến nhói lòng như: “nắng sài gòn anh đi mà chợt mát” thơ Nguyên Sa…mà đó chỉ là mặt tốt của một giá trị bên cạnh đó cũng sẽ có những điều xấu, điềm không hay như: thuốc phiện, chìm đắm về phương trời viễn mộng nào đó. Dẫn dụ như  vậy không phải để hạ thấp hay đề cao điều gì. Nhưng một vấn đề luôn có hai mặt, xã hội luôn có nhiều chiều. Việc xét đoán một giá trị, nghĩa cử cần phải làm rõ hai thứ: Xã hội mình đang sống có những định vị gì? Tiền bạc – văn minh – nghệ thuật. Thứ hai, họ có được dạy dỗ những thứ mà xã hội cho là đúng hay không?

    Hoàng Gia

     

  • TOP