Diễn đàn công nghiệp hỗ trợ Việt Nam năm 2019: Ngành da giày Việt Nam – đón đầu cơ hội CPTPP và EVFTA

  • Thứ sáu, 16:17 Ngày 13/12/2019
  • Ngày 13/12/2019 tại TP. Hồ Chí Minh, Cục Công nghiệp (Bộ Công Thương) tổ chức Diễn đàn Công nghiệp hỗ trợ Việt Nam năm 2019. “Ngành da giày Việt Nam – đón đầu cơ hội CPTPP và EVFTA” nhằm khẳng định vai trò quan trọng của ngành da giày trong nền kinh tế đất nước và đề ra giải pháp thúc đẩy, phát triển ngành công nghiệp da giày, công nghiệp hỗ trợ da giày Việt Nam – trước cơ hội, thách thức đến với các hiệp định thương mại, tự do thế hệ mới.

    Hội thảo có sự tham gia của đại diện lãnh đạo Bộ Công Thương, Báo nhân dân, Văn phòng Chính phủ, Bộ Tài chính, Sở Công thương các tỉnh thành, các trường, viện đào tạo, các hiệp hội, doanh nghiệp và các chuyên gia, diễn giả, các nhà nghiên cứu trong và ngoài nước, cùng với các Cơ quan báo đài…


    Đại diện Lãnh đạo Thứ Trưởng Bộ Công Thương ông Đỗ Thắng Hải; ông Đinh Như Hoan - Phó Tổng Biên Tập Báo Nhân Dân, Ông Nguyễn Đức Thuấn, Chủ tịch Hiệp hội Da giày - Túi Xách Việt Nam, ônh Phạm Tuấn Anh - Phó cục Trưởng cục Công Nghiệp

    Ông Nguyễn Chí Trung – Chủ tịch Hội Đồng  Quản Trị - Công ty Cổ phần Tập đoàn Gia Định  - trong bài tham luận trình bày: “Kính thưa, Quý vị Đại biểu – thay mặt các doanh nghiệp tham gia “Diễn đàn Công nghiệp Hỗ trợ Việt Nam năm 2019”; tôi xin có một số ý kiến như sau:

    Thứ nhất, đánh giá về tiềm năng nhu cầu, trong việc sản xuất – các sản phẩm công nghiệp hỗ trợ tại Việt Nam. Đánh giá các chi sách công nghiệp hỗ trợ trong ngành theo các Nghị định 111/2015/NĐ-CP của Bộ  mà cụ thể là  chúng lôi là doanh nghiệp sản xuất các sản phẩm trong  ngành công nghiệp hỗ trợ. Tiềm năng và nhu cầu trong việc sản xuất các công nghiệp hỗ trợ thời gian qua. Theo chúng tôi, ngành công nghiệp Việt Nam đã và đang phát triển theo chiều rộng – theo hướng gia công của một số ngành nghề như: dệt may, giày, ô tô, xe máy… là chủ yếu Thực tế hiện nay  một số ngành công nghiệp có thế mạnh ở Việt Nam. Trong đó, có ngành da giày – hầu như chưa có công nghiệp hỗ trợ đi kèm phụ thuộc vào việc nhập khẩu các nguyên, phụ liệu khiến cho các hoạt động sản xuất còn nhiều manh mún bị động, chi phí sản xuất cao. Nhà nước mặc dù đã định hướng và có nhiều các chính sách ưu đãi cho ngành, doanh nghiệp hỗ trợ phát triển. Tuy nhiên, các ưu đãi này chưa cụ thể, mang tính chất cào bằng – đối tượng được nhiều ưu đãi nhất lại là những doanh nghiệp nước ngoài chứ không phải doanh nghiệp nội địa. Mà theo như chúng tôi biết, doanh nghiệp nước ngoài chiếm 70%.

    Thứ hai, những thuận lợi, khó khăn khi áp dụng chính sách có những bất cập trong quá trình triển khai đầu tư các dự án  trong ngành công nghiệp hỗ trợ da giày. Những thuận lợi, Chính phủ Việt Nam đã có nhiều ưu đãi – cơ chế, chính sách, ưu tiên phát triển công nghiệp hỗ trợ. Đặc biệt, công nghiệp hỗ trợ Việt Nam tận dụng được những cơ hội tốt cho quá trình đổi mới như là xây dựng: CPTPP và EVFTA.  Theo Nghị định số 111/2015/NĐ-CP về phát triển công nghiệp hỗ trợ, các ngành nghề hỗ trợ hiện nay như: Dệt may, da giày, điện tử, ô tô… Thông qua chương trình phát triển công nghiệp hỗ trợ, các doanh nghiệp đã được hỗ trợ nâng cao năng lực sản xuất, kinh doanh. Có cơ hội tham gia sâu vào chuỗi sản xuất toàn cầu…

    Ông Nguyễn Chí Chung (thứ 2 - bên phải) trong phiên tọa đàm: Định hướng Phát triển ngành công nghiệp da giày Việt Nam trên con đường Quốc tế

    Cùng, ông Nguyễn Chí Trung – các tham luận của đại diện Công ty TNHH Hwaseung Vina, ông Nguyễn Văn Thịnh, Tổng Giám Đốc của Công ty Cổ phần Đầu tư và phát triển Á châu đã trình bày những suy nghĩ riêng về ngành công nghiệp hỗ trợ - trong bối cảnh Việt Nam – Hội nhập Kinh tế khu vực và Thế giới. Từ đó, Việt Nam gia nhập Asean từ năm 1996 đến nay, đã có 14 Hiệp định tự do thương mại đa phương và song phương. Trong đó, Hiệp định CPTPP, EVFTA là yếu tố thu hút nhiều dự án trong và ngoài nước đầu tư vào ngành da giày tại Việt Nam, đặc biệt các mặt hàng được cắt giảm thuế ngay sau khi hiệp định có hiệu lực.

    Ông Đỗ Văn Hiếu đại diện cho Tạp chí Doanh nghiệp Hội nhập khu vực Phía Nam cũng tham dự hội thảo 

    Hiện nay, ngành da giày Việt Nam đang đứng trước cơ hội lớn từ các hiệp định thương mại như: Hiệp định Đối tác toàn diện và Tiến bộ xuyên Thái Bình Dương (CPTPP), Hiệp định Thương mại tự do EU – Việt Nam (EVFTA). Tuy nhiên, đây cũng là cơ hội và thách thức để Hiệp hội Da giày – Túi xách Việt Nam (Lefaso) đưa ra những phương án, giải pháp, đề xuất trong bức tranh tổng quan của ngành dày Việt Nam.

    Hoàng Gia

    TOP