Hội Đồng Giảng Huấn Giáo dục Kỹ năng mềm chính thức ra mắt tại TP. HCM

  • Thứ ba, 13:50 Ngày 04/08/2020
  • Viện Nghiên cứu Giáo dục và Quản trị kinh doanh ra mắt Hội Đồng Giảng Huấn Giáo dục Kỹ năng mềm

    Chiều ngày 31 tháng 07 năm 2020, Khoa Giáo dục Kỹ năng mềm – Viện Nghiên cứu Giáo dục và Quản trị kinh doanh tổ chức buổi họp mặt ra mắt Hội Đồng Giảng Huấn Giáo dục Kỹ năng mềm với 29 chính đại biểu tham dự được kiểm tra nhiệt độ, sát khuẩn, đeo khẩu trang và tấm ngăn giọt bắn, đồng thời ngồi giãn cách 2m đảm bảo tốt công tác phòng chống dịch covid 19 theo chủ trương của UBND TP. Hồ Chí Minh.

    Theo ông Phạm Văn Giào, Phó Viện Trưởng kiêm Trưởng Khoa Giáo dục Kỹ năng mềm, Trưởng Ban tổ chức  cho biết. Viện Nghiên cứu giáo dục và Quản trị kinh doanh là đơn vị được Trung ương Hội Khoa học Tâm lý - Giáo dục Việt Nam công nhận đơn vị trực thuộc là một tổ chức khoa học công nghệ hoạt động đa dạng, phong phú, góp phần không ngừng nâng cao chất lượng giáo dục trong quá trình hội nhập quốc tế; hoạt động tích cực và hiệu quả, phối hợp chặt chẽ với các tổ chức trong và ngoài nước thực hiện chủ trương của ngành GD&ĐT, KHCN về tư duy sáng tạo quản lý giáo dục, ứng dụng KH công nghệ.

    Hiện nay việc nuôi dạy và giáo dục con cái luôn là mối quan tâm hàng đầu của tất cả các bậc phụ huynh, ai cũng muốn con em mình đạt được những thành tích cao trong học tập và thành công hơn trong cuộc sống. Nhưng đứng trước thực tế hiện nay, học sinh chỉ tập trung vào kiến thức là chủ yếu còn việc thực hành, trải nghiệm về cuộc sống thì vẫn chưa được chú trọng.Vì vậy, khi bước chân ra ngoài xã hội các em gặp rất nhiều vấn đề khó khăn về việc làm cũng như đời sống hàng ngày. Theo UNESCO “năng lực của con người được đánh giá trên ba khía cạnh: kiến thức, kỹ năng và thái độ”. Xu thế tuyển dụng của doanh nghiệp hiện nay là đòi hỏi ứng viên phải giàu về kỹ năng mềm.

    Xã hội ngày càng phát triển. Để bắt kịp thời đại thì kiến thức và nhận thức của con người phải được nâng cao. Vì thế, vai trò giáo dục, đào tạo cho con người cũng được thay đổi và phát triển. Ngoài việc được học kỹ năng cứng trong nhà trường, thì việc học kỹ năng mềm cũng rất cần thiết, đặc biệt là giới trẻ hiện nay. Bởi vì, thế kỷ 21 không chỉ là thế kỷ của bằng cấp mà còn là thế kỷ của kỹ năng và kinh nghiệm. Vì thực tế đã chứng minh, người thành đạt chỉ có 25% là do kiến thức chuyên môn, 75% còn lại được quyết định bởi những kỹ năng mềm. Chính vì vậy, con người không chỉ nâng cao giá trị và địa vị của mình bằng trình độ học vấn mà còn phải biết trao dồi những kỹ năng cần thiết cho cuộc sống hiện đại nhằm đáp ứng được nhu cầu của công việc và cuộc sống đặt ra. Tuy nhiên, nếu không rèn luyện, không thực sự sống và trải nghiệm thì dù được học hay đào tạo cũng không có điều gì đọng lại để suy ngẫm và hoàn thiện.

    Ngày nay, xã hội phát triển với tốc độ không ngừng, việc tiếp xúc với internet, công nghệ hiện đại đã làm cho các thành viên trong gia đình ít có thời gian quan tâm, chăm sóc lẫn nhau. Nhiều bậc phụ huynh vì kinh tế gia đình mà không có thời gian tâm sự, lắng nghe, thấu hiểu con mình, con cái cũng chạy theo với sự thay đổi phát triển của xã hội. Chính vì vậy, áp lực cuộc sống, áp lực gia đình, áp lực học tập,....dần dần đẩy con cái ra xa cha mẹ. Từ đó, nhận thức tiêu cực của giới trẻ hiện nay không được phát hiện để điều chỉnh kịp thời nên càng ngày càng có điều kiện để phát triển và bộc lộ những hành động tiêu cực.

     Hiểu được điều đó, Khoa Giáo dục Kỹ năng mềm – Viện EBM được thành lập quyết định số 118QĐ/EBM ngày 9 tháng 5 năm 2019 với mục tiêu đồng hành cùng nhà trường giúp các em học sinh phát triển một cách toàn diện, phối hợp cùng quý thầy, cô quý phụ huynh học sinh, xây dựng chuyên đề chương trình giải quyết trọng tâm vào 3 yếu tố chính như sau:

    Yếu tố đầu tiên, cũng qua trao đổi với nhà trường, nhận định tại Việt Nam, tình trạng bạo lực học đường hiện nay đang là một vấn nạn hết sức nhức nhối trong nhà trường và xã hội. Đặc biệt hơn, tình trạng này ngày càng phổ biến với mức độ nghiêm trọng ngày càng cao. Chính vì thế, việc đề xuất những giải pháp khắc phục hiệu quả là rất cần thiết.

    Yếu tố thứ hai, những vấn đề sức khỏe giới tính đang nóng hổi như tình yêu tuổi học trò từng được xem là trong sáng và ngây thơ nhưng với tốc độ phát triển nhanh chóng của xã hội như hiện nay đã không còn giữ đúng bản chất của nó. Đây không còn là những rung động đầu đời bồng bột mà còn là trào lưu của giới trẻ hiện nay. Cùng với sự phát triển của mạng internet, học sinh được tiếp xúc với những hình ảnh và thông tin đa chiều từ mạng xã hội, dẫn đến tình trạng đi quá giới hạn, gây ảnh hưởng đến học hành, sức khỏe cũng như đời sống tinh thần cho các em cùng với sự ảnh hưởng đó là những khó khăn trong vấn đề giáo dục của nhà trường nói chung và là nỗi lo lắng của các bậc Phụ huynh nói riêng.

    Yếu tố thứ ba cũng là yếu tố đáng quan ngại nhất đó là cơn bão trầm cảm một vấn nạn rất nan giải trong nhà trường hiện nay. Hiện tượng trầm cảm của học sinh ngày càng có diễn biến phức tạp, thậm chí, có những em vì vượt quá sức chịu đựng của bản thân đã dẫn tới nhiều hệ lụy đáng tiếc khác.

    Từ những yếu tố trên có thể thấy rèn luyện kĩ năng sống có ý nghĩa rất lớn đối với các bạn học sinh. Giúp các em có thêm niềm tin, nghị lực để đương đầu với mọi thử thách trong cuộc sống và hoàn thiện bản thân mình hơn. Điều này còn rất quan trọng đối với học sinh cấp 2,3 - lứa tuổi có những chuyển biến phức tạp trong tâm sinh lý. Nhà trường, gia đình và xã hội cần phối hợp để có phương pháp, chương trình rèn luyện thích hợp để các em có thể những kỹ năng cơ bản giải quyết và bảo vệ mình trước các tình huống phức tạp của đời sống.

    Hội Đồng Giảng Huấn Giáo dục Kỹ năng mềm là nơi hội tụ các vị có tâm, tài đức, vì thế hệ đàn em thân yêu, tất cả vì nên giáo dục việt nam phát triển bền vững mang đậm bản sắc văn hóa tinh hoa dân tộc. Ban Thường vụ Hội Đồng Giảng Huấn Giáo dục Kỹ năng mềm gồm 9 thành viên :

    1.        PGS.TS Tống Xuân Tám – Chủ tịch

    2.        VS. TSKH. Nguyễn Văn Đáng – Phó Chủ tịch thường trực

    3.        BSCK1. Lê Nữ Anh Mai – Phó Chủ tịch

    4.        TS. Dương Hoài Giang Hà – Phó Chủ tịch

    5.        TS. Lê Văn Tấn – Phó Chủ tịch

    6.        ThS. Trần Chí Thành – Phó Chủ tịch

    7.        Bà Tạ Thị Ngọc Hoa – Tổng thư ký

    8.        ThS. NB. Đỗ Văn Hiếu - Ủy viên thường vụ

    9.        Ông Phạm Hoàng Nam - Ủy viên thường vụ

    Nguồn EBM

    TOP