Doanh nghiệp khởi nghiệp cần phải “thấu hiểu thị trường” để thành công?

  • Thứ hai, 11:48 Ngày 22/05/2023
  • Khởi nghiệp đổi mới sáng tạo đã trở thành động lực quan trọng để phát triển kinh tế trong giai đoạn mới và giải quyết các vấn đề còn tồn đọng trong nền kinh tế ở nhiều lĩnh vực.

    Theo các chuyên gia Tổ chức Sở hữu trí tuệ thế giới, trong bối cảnh đại dịch COVID-19, diễn biến phức tạp và có nhiều tác động khó lường, ảnh hưởng lớn đến kinh tế-xã hội, khoa học - công nghệ và đổi mới sáng tạo trên toàn cầu, nhưng, Chỉ số đổi mới sáng tạo của Việt Nam năm 2021, 2022 xếp hạng thứ 44. Đây là một nỗ lực rất lớn, và khởi nghiệp đổi mới sáng tạo đã trở thành một trong những yếu tố then chốt, quyết định năng lực cạnh tranh và sự phát triển kinh tế của một quốc gia nói chung và đẩy mạnh phát triển kinh tế của một địa phương nói riêng.

    Buổi toạ đàm “ Thấu hiểu thị trường – Khởi nghiệp thành công”

    Buổi toạ đàm “ Thấu hiểu thị trường – Khởi nghiệp thành công”.

    Trong bối cảnh toàn cầu hóa và sự phát triển như vũ bảo của KH&CN hình thành nên nền kinh tế tri thức. Sự phát triển CNTT trong nền kinh tế phẳng đã không còn bất cứ giới hạn nào? tất cả các thông tin được truyền đi một cách nhanh chóng xuyên không gian vượt thời gian với tốc độ ánh sáng  trong môi trường số đã có những tác động đáng kể.

    Nhận thấy tầm quan trọng của khởi nghiệp đổi mới sáng tạo, nhằm thúc đẩy chương trình ở cấp vĩ mô, Chính phủ đã có Quyết định số 844/QĐ - TTg ngày 18 tháng 5 năm 2016 về việc phê duyệt Đề án “Hỗ trợ hệ sinh thái khởi nghiệp đổi mới sáng tạo quốc gia đến năm 2025”. Đề án đã tạo nên một tác động rất lớn đến hệ sinh thái khởi nghiệp đổi mới sáng tạo ở Việt Nam. Tiếp theo đó, việc phát triển nguồn nhân lực phục vụ cho hoạt động khởi nghiệp đổi mới sáng tạo là hết sức cấp thiết, Chính phủ đã có Quyết định số 1665/QĐ-TTg ngày 30 tháng 10 năm 2017 về việc phê duyệt Đề án “Hỗ trợ học sinh, sinh viên khởi nghiệp đến năm 2025”.đây là những chính sách của chính phủ liên quan đến hoạt động khởi nghiệp sáng tạo. Dịch Covid-19 đã ảnh hưởng đến hầu hết mọi khía cạnh của cuộc sống cá nhân người tiêu dùng, buộc mọi hoạt động cũng phải đổi mới  sáng tạo, phản ứng nhanh để thích ứng với xu hướng và cách thức tiêu dùng mới của người dân. Vì vậy thấu hiểu thị trường là yếu tố quan trọng quyết định sự thành công của doanh nghiệp khởi nghiệp.

    Tiếp theo chương trình nền kinh tế phẳng trong bối cảnh Hội nhập và toàn cầu hóa,cộng với sự phát triển như vũ bảo, về KH&CN, đã dần hình thành nên, nền kinh tế tri thức, phù hợp với cuộc cách mạng công nghiệp 4.0, và mô hình chuyển đổi số.

    Trong đó, sự cạnh tranh diễn ra chủ yếu là hàm lượng trí tuệ, thông qua, giải pháp công nghệ, dữ liệu thông tin, bí quyết kỹ thuật, nguồn nhân lực, bí mật kinh doanh, chiến lược – kế hoạch kinh doanh, và các tài sản trí tuệ (TSTT) khác chứa trong mỗi sản phẩm trí tuệ, tạo ra từ hoạt động đổi mới sáng tạo (ĐMST). Theo truyền thống, tài sản hữu hình, đối với trường học, là, nào bảng, nào bút, nào tập, nào sách vở, nào giảng đường, nào máy móc,thiết bị giảng dạy....,đối với doanh nghiệp thì, nào  nhà xưởng, nào máy móc , nào thiết bị sản xuất... là tài sản có giá trị của một trường ĐH, viện nghiên cứu và doanh nghiệp (DN) được coi là có tính quyết định trong việc xác định khả năng của đơn vị đó trên thị trường. Tuy nhiên, đối với nên kinh tế tri thức, như Hiện nay, điều này đã thay đổi căn bản, các trường ĐH, viện nghiên cứu và DN, cần nhận ra rằng, những TSTT đang trở nên có giá trị hơn, chiếm tỷ trọng cao hơn so với tài sản hữu hình - là công cụ đắc lực đối với việc phát triển KT-XH của mỗi quốc gia.

    Hội thảo nhận được nhiều ý kiến quý báu của các đại biểu tham gia

    Hội thảo nhận được nhiều ý kiến quý báu của các đại biểu tham gia.

    Quyền Sở hữu trí tuệ, là một trong những khía cạnh then chốt, là một trong những tiêu chí quan trọng, đối với cá nhân nhà khoa học, cũng như cơ sở giáo dục đại học ,nơi mà, thực hiện hoạt động đào tạo, nghiên cứu và phục vụ cộng đồng, với tư cách, là nơi sáng tạo ra tri thức mới, chủ yếu - là thước đo năng lực nghiên cứu và khả năng hội nhập, của các nhà khoa học, và đó là nhiệm vụ của các bạn sinh viên chúng ta cần phải phát huy tinh thần sáng tạo đóng góp cho kho tàng tri thức càng nhiều tài sản trí tuệ.

    Với sự phát triển nhanh chóng, của CNTT, đã làm cho, các thông tin có thể truyền đi với tốc độ ánh sáng và xuyên lục địa, tức là có thể xuyên không gian và thời gian với tốc độ k thể kiểm soát, nên để bảo vệ  được các TSTT là điều cần phải làm ngay và lun. Và để bảo vệ tốt nhất, đó là dùng công cụ pháp lý.

    Việc bảo hộ pháp lý TSTT thông qua hệ thống SHTT mang lại cho chủ sở hữu, độc quyền sử dụng và định đoạt những tài sản đó.. Quyền SHTT giống như bất kỳ quyền tài sản nào khác, chúng cho phép người sáng tạo, chủ sở hữu có quyền hoạt động để thu lợi được từ chính họ làm việc hoặc đầu tư. tức là quyền nhà nước trao cho tác giả, chủ sở hữu quyền độc quyền khai thác nhằm thu lợi đề bù đắp khoản chi phí ban đầu và chi phí tái đầu tư.

    Nhà báo Đỗ Văn Hiếu- Trưởng VP đại diện Đông Nam Bộ Tạp Chí Doanh Nghiệp và Hội Nhập ( cơ quan ngôn luận của trung ương hiệp hội doanh nghiệp nhỏ và vừa Việt Nam); Phó chủ tịch câu lạc bộ doanh nhân Việt Nam trực thuộc trung ương hiệp hội doanh nghiệp nhỏ và vừa Việt Nam ; Phó chủ tịch liên đoàn võ cổ truyền Bình Dương phát biểu

    Nhà báo Đỗ Văn Hiếu- Tạp Chí Doanh Nghiệp và Hội Nhập  phát biểu.

    Lợi ích từ quyền SHTT là thúc đẩy sự sáng tạo và nỗ lực của con người. Một loại vắc xin, một quy trình sản xuất có thể mang lại sự sống cho con người trong đại dịch, nếu không có sự bảo hộ độc quyền thì ai cũng có thể dễ dàng khai thác. Nhà nghiên cứu, nhà đầu tư không thể thu lại khoản đầu tư ban đầu của họ, làm mất đi động lực nghiên cứu, không có lá chắn bảo vệ quyền SHTT, nhà đầu tư sản xuất sẽ không dám đầu tư để sản xuất ra sản phẩm hiệu quả đến tay người tiêu dùng. Sẽ không tồn tại mà không có quyền SHTT, không có lợi ích nếu không có lá chắn bảo vệ (WIPO, 2017).

    Trung tâm khởi nghiệp đổi mới sáng tạo Đại học Quốc gia Thành phố Hồ Chí Minh (IEC) phối hợp với Trường cán bộ Quản lý giáo dục Thành phố Hồ Chí Minh tổ chức buổi toạ đàm “ Thấu hiểu thị trường – Khởi nghiệp thành công”

    Đến tham dự chương trình: Ông Phạm Hồng Quất - Cục trưởng Cục Phát triển thị trường và Doanh nghiệp Khoa học và Công nghệ -Bộ Khoa học và Công nghệ; Ông Từ Minh Hiệu, Phó trưởng phòng khởi nghiệp đổi mới sáng tạo Cục Phát triển thị trường và Doanh nghiệp Khoa học và Công nghệ - Bộ Khoa học và Công nghệ; . Ông Trần Giang Khuê Cục Sở hữu trí tuệ - Văn phòng 2, đại diện phía Nam - Bộ Khoa học và Công nghệ; Ông Lê Nhật Quang - Giám đốc Trung tâm Khởi nghiệp đổi mới sáng tạo Đại học Quốc gia Thành phố Hồ Chí Minh;

    Ông Lê Kim Giao, Tổng giám đốc công ty chuyên về giáo dục STEM và ứng dụng chuyển đổi số trong lĩnh vực giáo dục - Công ty TNHH Đầu tư và Phát triển giáo dục Hùng Vương;

    Nhà báo Đỗ Văn Hiếu- Trưởng VP đại diện Đông Nam Bộ Tạp Chí Doanh Nghiệp và Hội Nhập ( cơ quan ngôn luận của trung ương hiệp hội doanh nghiệp nhỏ và vừa Việt Nam); Phó chủ tịch câu lạc bộ doanh nhân Việt Nam trực thuộc trung ương hiệp hội doanh nghiệp nhỏ và vừa Việt Nam ; Phó chủ tịch liên đoàn võ cổ truyền Bình Dương.

    Ông Chu Bá Long, Phó chủ tịch, kiêm tổng thư ký, Chánh văn phòng Câu Lạc bộ Doanh nghiệp Khoa học và Công nghệ TP. Hồ Chí Minh; Ông Nguyễn Hoàng Tự Do, Tổng giám đốc Công ty Cổ phần đồng hành Tự Do - Founder BizM@p - Bản đồ kinh doanh; Ông Huỳnh Văn Mười, CEO công ty Nhơn Mỹ (chuyên cung cấp giải pháp website, Marketing online, sàn thương mại điện tử, giải pháp quản lý thực tập sinh cho doanh nghiệp Ông Phạm Văn Quân, Chủ tịch HĐQT Công ty Cổ phần Công nghệ Checkee (chuyển đổi số doanh nghiệp, quản lý hệ thống phân phối thương mại điện tử và giải pháp truy xuất nguồn gốc sản phẩm); Ông Lương Ngọc Tuấn Công ty cổ phần Hệ Thống Việt - Viet Systems. Giải pháp: Các platforms để triển khai mô hình D2C - Direct to Customer; Ông Huỳnh Tấn Phát, Công ty Cổ phần Thương mại Xuất nhập khẩu Thành Phát; chuyên gia sàn thương mại điện tử; Bà Dương Tường Nhi Trưởng làng Tư duy thiết kế; Ông Võ Trung Âu Viện trưởng Viện nghiên cứu, ứng dụng đổi mới sáng tạo doanh nghiệp Ông Nguyễn Nghĩa Trung tâm hỗ trợ khởi nghiệp Trường Đại học Quốc tế Miền Đông Bà Nguyễn Hồng Hải Giám đốc sáng tạo Innovation & Impact Center Ls. Đào Tiến Phong Luật sư điều hành - Investpush Legal - chuyên gia Blockchain Ls. Phạm Thị Mai Thảo Luật sư điều hành - Younghalo Legal- chuyên gia pháp lý doanh nghiệp Bà Ngô Kim Lan, Công ty cổ phần giáo dục Smart VieLinKit - Smart VieLinKit Education, Giải pháp: Bộ đồ dùng học tập thông minh Smart VieLinKit- learn and play), nền tảng giáo dục số, chứng minh lý thuyết cho hoạt động khởi nghiệp; Ông. Nguyễn Cửu Long CEO Founder Cty CP Bliss Education tác giả 3 bộ giáo cụ đào tạo tư duy Diamond - Be Rich - Unicorn CEO Founder Cty CP Bliss Education Tác giả 3 bộ giáo cụ đào tạo tư duy Diamond - Be Rich – Unicorn Bà Phạm Thị Hồng Phượng Trưởng làng Công nghệ sinh thái- Ecotech- Techfest Quốc gia Chủ nhiệm Bộ môn Công nghệ Hoá học Vật liệu- Khoa Công nghệ Hoá học-Trường Đại học Công nghiệp TpHCM.(online) Ông. Ngô Đăng Lưu. Công ty Anh Minh Global. (online) Ông. Tăng Minh Hưởng, GV cơ hữu Khoa Kinh tế, trợ lý Giám Đốc Trung tâm KHởi Nghiệp - Đổi mới sáng tạo- Liên kết Doanh nghiệp và Việc làm sinh viên Trường đại học Bình Dương. Ông Nguyễn Đoàn Việt Phương, giảng viên Khoa Quản trị kinh doanh Trường Đại học Văn Lang(online) Bà Nguyễn Quỳnh Mai - Trưởng Khoa Quản trị Kinh doanh, Viện trưởng viện sau đại học Trường Đại học Văn Lang (online) Ông. Đỗ Xuân Hồng Giám đốc Trung tâm Ươm tạo Doanh nghiệp Công nghệ - Đại học Nông Lâm(online) Huỳnh Hồng Mai Phó giám đốc Trung tâm sáng tạo-ươm tạo khởi nghiệp Trường Đại học Nguyễn Tất Thành(online) Ông Ngô Hữu Thống Phó Viện trưởng thường trực Viện nghiên cứu, ứng dụng đổi mới sáng tạo doanh nghiệp (online) Bà Đỗ thị Thu Phương Đại diện Hệ sinh thái Vitan Edu(online) .Ông Trần Văn Nam Trưởng Khoa Luật Trường Kinh tế Quốc Dân(online) Ông Nguyễn Văn Vũ An Giám đốc Trung tâm đổi mới sáng tạo và khởi nghiệp Trường Đại học Trà Vinh(online) Bà Võ Thị Việt Hoà Phụ trách khởi nghiệp Phòng Kinh tế Quận Phú Nhuận(online) Ông Lương Nguyễn Duy Thông Phó chủ tịch hiệp hội doanh nghiệp tỉnh đồng tháp- thành viên hội đồng cố vấn khởi nghiệp tỉnh đồng tháp-(online) Bà Đàm Sao Mai Phó Hiệu trưởng Trường Đại học Công nghiệp Thành phố HCM Bà Trần Hoài Bảo Trưởng phòng Đảm bảo chất lượng Trường Đại học Quốc tế Miền Đông Ông Nguyễn Trung Nghiệp Trưởng phòng Nghiên cứu khoa học và sáng tạo Giám đốc Trung tâm đổi mới sáng tạo Trường Đại học Quốc tế Miền Đông Bà Đăng Như Tâm Phó Trưởng phòng Nghiên cứu khoa học và sáng tạo Trường Đại học Quốc tế Miền Đông Ông Bùi Lê Duy Giám đốc Trung tâm hỗ trợ khởi nghiệp Trường Đại học Quốc tế Miền Đông Ông Nguyễn Kim Đức Phó Viện Trưởng Viện nghiên cứu và tư vấn phát triển vùng Trường Đại học Kinh Tế Tp.HCM Ông. Ngô Đăng Lưu. Công ty Anh Minh Global . Ông Bùi Trung Thành Giám đốc Trung tâm đổi mới sáng tạo Trường Đại học Công nghiệp Thành phố HCM Bà Phạm Trần Bích Thuận Phó Trưởng phòng Quản lý khoa học và hợp tác quốc tế Trường Đại học Công nghiệp Thành phố HCM Ông Trịnh Ngọc Nam Trưởng phòng Quản lý khoa học và hợp tác quốc tế Trường Đại học Công nghiệp Thành phố HCM Ông. Trần Ngọc Đăng Phòng Nghiên cứu khoa học Đại học Y Dược Tp.HCM Ông. Đặng Thành Đạt, Phó Giám đốc Trung tâm Chuyển giao Tri thức và Hỗ trợ Khởi nghiệp, Đại học Quốc gia Hà Nội Ông Nguyễn Văn Hiếu Giám đốc Trung tâm Khoa học và Công nghệ Tỉnh Bình Phước Bà Bùi Thị Minh Thuý Giám đốc Sở Khoa học và Công nghệ Tỉnh Bình Phước. Ông Nguyễn Văn Tân Đồng Trưởng làng Tư duy thiết kế Ông Phạm Văn Song Phó Hiệu trưởng Trường Đại học Công Nghệ Miền Đông Bà Hoàng Thị Thoa Phó Giám đốc Trung tâm tuyển sinh và truyền thông Trường Đại học Công nghiệp Thực phẩm Tp.HCM Ông Phan Văn Cường, Giám đốc Công ty Eras Việt Nam; Lãnh đạo các trường Đại học: Đại học Quốc gia TP. Hồ Chí Minh, Đại học Quốc gia Hà Nội, Đại học Huế, Trường Đại học Ngoại thương, Trường Đại học Kinh tế Quốc dân, Trường Đại học Kinh tế TP. Hồ Chí Minh, Trường Đại học Công nghiệp TP. Hồ Chí Minh, Trường Đại học Văn Lang, Trường Đại học Quốc tế Hồng Bàng, Trường Đại học Công nghệ TP. Hồ Chí Minh, Trường Đại học Ngoại ngữ Tin học TP. Hồ Chí Minh, Trường Đại học Công nghệ Thực phẩm TP. Hồ Chí Minh, Trường Đại học Sài Gòn, Trường Đại học Quốc tế Miền Đông, Đại học Y Dược TP. Hồ Chí Minh, Trường Đại học Bình Dương, Trường Đại học Thủ Dầu Một, Trường Đại học Trà Vinh, Trường Đại học Lạc Hồng, Trường Đại học Công nghệ Miền Đông…; Lãnh đạo các trường phổ thông và sở giáo dục trên cả nước;

    Quang Duy - Vân Nguyễn 

    TOP