CEO Hoàng Thị Nhung: Khát vọng xây dựng một doanh nghiệp may mặc bền vững

  • Chủ nhật, 13:38 Ngày 13/03/2022
  • Ở một thời kỳ mà mọi CEO, doanh nghiệp đều nói về sự chuyển đổi số, vươn tầm ra thế giới thì riêng với Hoàng Thị Nhung – Giám Đốc Công ty may mặc Thanh Tùng giá trị của một doanh nghiệp luôn cần đến 2 thứ: Thứ nhất, chuỗi cung ứng hàng hóa ổn định. Thứ hai, giá trị nhân sinh mà doanh nghiệp đó mang lại cho cộng đồng.

    Hạnh phúc khi người lao động “đủ ăn”

    Doanh nghiệp trong sự chuyển đổi từ khởi nghiệp sang doanh nghiệp nhỏ và vừa là một bước chuyển mình khó khăn. Bởi lẽ, những ngành nghề truyền thống để có được sự ổn định cần 3 thứ: Điều đầu tiên, trong các khâu sản xuất cái nào cần chuyển đổi để áp dụng công nghệ. Điều thứ hai, vốn liếng phát triển doanh nghiệp; để làm được chuyện này cần nội lực của chủ doanh nghiệp, sự quan tâm của các chính sách mở của chính quyền. Cuối cùng chính là khách hàng. Nói thì dễ, diễn giải tưởng chừng đơn giản; tuy nhiên để bắt tay thực hiện và thành công đó có thể xem là một cuộc “bứt tử” giữa doanh nghiệp quen điều hành bộ máy truyền thống và sự “lột xác” để bước ra một vùng đất mới thành công hơn.


    Hoàng Thị Nhung, Giám Đốc Công ty may mặc Thanh Tùng là doanh nghiệp lâu đời ở thành phố Thuận An, Bình Dương.

    Hoàng Thị Nhung, Giám Đốc Công ty may mặc Thanh Tùng là doanh nghiệp lâu đời ở thành phố Thuận An, Bình Dương đã đứng trước một mong muốn, khát khao thay đổi, phát triển doanh nghiệp từng ngày từng giờ như thế. Từ góc nhìn, CEO Thanh Tùng chia sẻ: “Với các điểm mạnh chủ yếu là: áo thun cổ tròn, đầm, áo cổ trụ dây kéo. Đồng thời, ở các lợi thế khác; đảm bảo giao hàng đúng chất lượng cam kết, đảm bảo may đẹp do đội ngũ công nhân có tay nghề cao, quản lý tốt được chất lượng sản xuất. Nay công ty cần tìm đơn hàng để ổn định giúp 200 công nhân thường xuyên có việc làm và đảm bảo hoạt động tăng ca thường xuyên để có tiền nuôi sống gia đình…”

    Với hơn mấy chục năm theo nghề may mặc, làm nghề may mặc; phả nói ở CEO Hoàng Thị Nhung ngoài tình yêu, sự đam mê thì đó chính là những đau đáu về nghề, về sự phát triển công việc, chăm lo cho cuộc sống của người lao động. Hơn nữa, trong một câu nhà khoa học lừng danh thế giới, Thomas Edison cho rằng: “Thiên tài chỉ có 1% năng khiếu bẩm sinh, còn 99% là do khổ luyện”. Điều đó, hoàn toàn chính xác với trường hợp này. 


    Toàn cảnh xưởng may mặc của công ty Thanh Tùng ở Thuận An – Bình Dương.


    CEO Hoàng Thị Nhung mong muốn có nguồn khách hàng ổn định tạo công ăn việc làm cho đời sống của người công nhân.

    Sự khổ luyện ở đây là những tìm tòi, phát triển những mẩu mới và khẳng định thương hiệu may mặc Thanh Tùng không chỉ ở Bình Dương mà còn trên khắp toàn quốc.

    Thành công nhờ triết lý kinh doanh dựa trên phật pháp


    Một khẩu sản xuất của Công ty may mặc Thanh Tùng

    Ai cũng có một niềm tin. Niềm tin về cuộc sống, đức tin về tôn giáo mà lòng tin vào nghề dựa trên tôn giáo là một giá trị đã được rất nhiều doanh nghiệp, doanh nhân áp dụng và phát huy tính phổ quát của cộng đồng.

    Ở vùng đất mới Thuận An, Bình Dương cần nhiều hơn nữa sự “thay da đổi thịt” dành cho những doanh nghiệp như Công ty May mặc Thanh Tùng. Ở một góc nhìn khác, Giám Đốc sản xuất của Công ty may mặc Thanh Tùng cho biết: “Làm nghề may được 18 năm rồi. Tuy nhiên, mong muốn có một nguồn hàng trực tiếp, ít qua tay hơn để có thể phục vụ tốt cho đời sống công nhân. Vì đa phần là chúng tôi nhận qua gia công, với hơn 100 ngàn hàng thì chưa thể đáp ứng được công việc đều đặn được vì số lượng công nhân cũng khá đông. Trong nghề may này tôi cũng đam mê nên mới theo đuổi đến giờ. Với công việc chuyên môn của mình, chỉ là một giám đốc sản xuất cùng với CEO của công ty với mong muốn có thêm được nhiều đối tác một phần để phát triển công ty, phần khác để giúp đời sống của người công dân có công việc ổn định, lo cho gia đình nhiều hơn…"


    Dịch bệnh cũng ít nhiều ảnh hưởng đến tình hình sản xuất của Công ty Thanh Tùng và đời sống công nhân làm việc ở đây tại Thuận An – Bình Dương.

    Ở câu chuyện doanh nghiệp may mặc Thanh Tùng và sự chia sẻ của CEO Hoàng Thị Nhung cho ta các bài học về 3 hệ giá trị trong kinh doanh: Ở mỗi thời điểm một doanh nghiệp “cần lắm” sự thay đổi – đó là giá trị hiện thân. Tuy nhiên, để làm được điều đó ngoài các mô hình và cách kết nối cũ cần mở rộng sang cách thức tiếp cận mới như: khách hàng qua kênh online, khách hàng trong những hội nhóm, khách hàng qua kênh giới thiệu; này mang giá trị của tính phát triển. Cuối cùng là cái “gốc” của một doanh nghiệp muốn tồn tại được cần tầm nhìn của lãnh đạo và tính nhân văn từ hệ sinh thái mà doanh nghiệp đó mang lại cho người lao động; hệ giá trị bền vững.

    Mặt khác, trong cuộc trò chuyện giữa chúng tôi  với Hoàng Thị Nhung, giữa ngày bình yên của TP. Thuận An mang một triết lý phật giáo sâu sắc từ doanh nhân này: “Hạnh phúc khi được nhìn thấy công nhân hạnh phúc. Khi mình có thể góp phần nhỏ bé ngành gia công may, nỗ lực để góp phần cải thiện đời sống người công nhân may của công ty may mặc Thanh Tùng. Tôi có một ước muốn là có thể làm nhiều hơn nữa và có một giấc mơ ao ước có thể tăng quy mô về số lượng công nhân may giúp đỡ cho nhiều người công nhân có thu nhập ổn định để lo cho gia đình của họ. Tôi may mắn vì có điều kiện hơn để lo được cho họ đỡ phần nào. Giờ đây nghĩ đến cảnh thiếu thốn của gia đình công nhân không có việc làm tôi không cầm được nước mắt. Tôi chỉ mơ có thể giúp họ cải thiện đời sống thông qua việc đào tạo nghề và cho họ việc làm. Đau khi nhìn thấy họ khổ đó là điều thôi thúc chính tôi làm việc và muốn có nhiều đơn hàng ổn định hơn và làm với các tập đoàn may mặc uy tín đảm bảo nguồn hàng đủ để công nhân luôn làm việc không bị thất nghiệp….”

    Khát vọng cũng cần hi vọng vượt… dịch bệnh

    Ai cũng có khát vọng, tuy nhiên nó lớn hay không đủ lớn mà thôi. Có người sống cho mình, có người sống vì cộng đồng. Một vị doanh nhân nổi tiếng Việt Nam đã từng chia sẻ: “Nếu chỉ sống cho mình, kiếm được chừng 200 tỷ  đã là quá đủ…” Cái vất vả của doanh nhân hay môt chủ doanh nghiệp như CEO Hoàng Thi Nhung là như thế.


    Bà Nguyễn Thị Thuận, Giám Đốc Sản Xuất của Công ty may mặc Thanh Tùng.

    Rồi cả một vấn đề dịch bệnh Covid-19 vừa qua, “cơn bão” đó cần một người chủ nhiều quyết tâm đưa doanh nghiệp của mình vượt qua những khó khăn trong tâm bão lớn. “Chúng tôi đã bù lỗ rất lớn trong dịch và giờ là lúc chúng tôi bắt đầu quay lại nhận những đơn hàng gia công xuất đi nước ngoài hoặc trong nước. Chúng tôi chỉ biết làm hết sức mình có thể để giúp đỡ mọi người ở đây. Rất mong mỏi bạn bè anh em biết và kết nối giúp chúng tôi có nguồn hàng để ổn định sản xuất và tôi tin vào quy luật nhân quả và phật pháp. Hạnh phúc là phải dám cho đi và sống chấp nhận khổ để giúp người nghèo có công ăn việc làm và làm được việc bằng sức khỏe và tài năng của mình…. CEO Hoàng Thị Nhung chia sẻ

    Hoàng Gia – Lữ

     

    TOP