Chân dung Đại Võ sư Trần Đình Dương - Chủ tịch Liên đoàn Võ cổ truyền Bình Dương

  • Chủ nhật, 08:54 Ngày 09/04/2023
  • Trần Đình Dương là Đại Võ sư, Chủ tịch Liên đoàn Võ cổ truyền Bình Dương. Ông được đào tạo chính quy trong lĩnh vực Y học cổ truyền và là nhà nghiên cứu, nhà giáo am tường triết học Đông - Tây, y thuật và cả cầm, kỳ, thi, họạ. Ông cũng là Ủy viên Ban Chấp hành Liên đoàn Võ thuật Cổ truyền Việt Nam và cống hiến hết sức mình cho sự bảo tồn, phát triển các giá trị truyền thống của dân tộc Việt Nam, trong đó có nền võ học cổ truyền. 

    Bài viết cũng đề cập đến niềm đam mê võ thuật của ông từ nhỏ và sự kế tục truyền thống võ học của quê hương Bình Định.

    Ấn bản sách Chân Dung trị thức việt nam - Trí tuệ và hòai bảo lớn - NXB Thanh Niên 

    CHÂN DUNG MỘT TRÍ THỨC ĐA TÀI

    Sinh ra và lớn lên trên mảnh đất “trời văn đất võ” Bình Định, trong một gia đình trí thức có truyền thống y học và võ học truyền thống nhiều đời, Thạc sĩ Trần Đình Dương được hun đúc tinh thần hiếu học. Ông vừa là một Đại Võ sư, tôn sư võ học Việt Nam đương đại, vừa là một nhà nghiên cứu, nhà giáo am tường triết học Đông – Tây, y thuật và cả cầm, kỳ, thi, họạ. 

    Đặc biệt, với nền tảng kiến thức Y học cổ truyền được đào tạo chính quy, ông đã rất quan tâm đến việc nghiên cứu, ứng dụng những kiến thức Y – Võ – Khí Công thuần Việt vào việc khám và điều trị bệnh, để cứu những người bệnh khỏi những nỗi đau đớn của bệnh tật một cách hiệu quả. Được các thế hệ học trò nhắc đến như một tấm gương sáng ngời về đạo đức vậy lối sống và những nỗ lực vươn lên trong công việc và cuộc sống, Thạc sĩ Trần Đình Dương luôn tha thiết cống hiến hết sức mình cho sự bảo tồn, phát triển các giá trị truyền thống của dân tộc Việt Nam, trong đó có nền võ học cổ truyền nước nhà nói chung và nền võ học Bình Định nói riêng. Ngoài những công việc bề bộn trong nghiên cứu, khám chữa bệnh, giảng dạy các ngành khoa học khác tại các trường đại học, ông còn giữ chức Ủy viên Ban Chấp hành Liên đoàn Võ thuật Cổ truyền Việt Nam, Chủ tịch Liên đoàn Võ thuật Cổ truyền tỉnh Bình Dương, với sứ mệnh trao truyền cho những truyền nhân những bí thuật cổ truyền của võ Việt, bởi với ông, hưởng thụ cũng đem đến hạnh phúc, nhưng “hy sinh đem đến cho tôi nhiều hạnh phúc hơn”.

    ĐI LÊN TỪ TRUYỀN THỐNG CỦA GIA ĐÌNH, QUÊ HƯƠNG

    Miền đất võ Bình Định. Trải qua nhiều thế kỷ, võ cổ truyền ở địa phương này không ngừng được chọn lọc, nâng cao, hội tụ các giá trị tinh hoa võ học dân tộc và thấm sâu vào đời sống văn hóa tinh thần của người dân nơi đây.

    Kế tục truyền thống đáng tự hào đó, ngay từ nhỏ, chàng trai Trần Đình Dương đã có một niềm đam mê võ thuật mãnh liệt. Nghe ở đâu có thầy giỏi là ông lại tầm sư học đạo với các Võ sư danh tiếng trên miền đất võ và cả nước như Đại Võ sư Trần Tấn Quang (Thầy Tám Lãnh), Phù Cát, Bình Định; Đại Võ sư Ba Nhơn, Gò Găng, Bình Định; Đại Võ sư Đoàn Tâm Ảnh, sáng tổ Võ Lâm Chánh Tông; Đại Võ sư Lê Văn Lắm, Chưởng môn Thiếu Lâm Tây Sơn… ông luôn tỏ lòng tri ân đối với những người thầy của mình, ngoài ra, đối với những bậc tôn sư chuyên môn cao, có đạo đức và nhân cách lớn, dù ông chưa chính thức bái sư nhưng lúc nào cũng tôn kính, trong đó có những danh sư như Đại Võ sư Trần Văn Nghĩa, Chưởng môn phái Trúc Liên Nội Gia và Đại Võ sư Hà Châu, Chưởng môn phái Hồng Gia Quyền…

    THẠC SĨ TRẦN ĐÌNH DƯƠNG - THỜI TUỔI TRẺ

    Dưới sự chỉ dạy của cha và ông nội cùng các bậc tôn sư đáng kính, Trần Đình Dương đã trưởng thành rất sớm và có những thành tích đáng nể như một mình đấu với cả lớp và luôn giành phần thắng. Đến nay, người bạn học cùng lớp có thân hình to lớn hơn ông rất nhiều là huấn luyện viên Lê Thanh Hổ - con một Đại Võ sư nổi tiếng của Bình Định (Đại Võ sư Hoàng Sói) - luôn nhắc lại những kỷ niệm này với một sự nể trọng.

    Nghe ở đâu có đối thủ đáng gờm là Trần Đình Dương tìm đến để xin giao đấu, thực hành những điều đã học. Có đối thủ ông phải đề nghị chấp một tay một chân, hoặc chỉ di chuyển tránh né chứ không đánh trả, lúc đó họ mới chấp nhận giao đấu, và khi ông ra tay thì chưa có đối thủ nào cầm cự được quá một hiệp. Phần nhiều các trận đấu luôn được giải quyết chóng vánh trong một vài thế, thậm chí chỉ một đòn duy nhất. Ông thức giao đấu nhưng không gây hận thù mà chỉ giao đấu để kết bạn.

    Dù say mê võ thuật như vậy nhưng Trần Đình Dương vẫn không bỏ bê việc học hành và vẫn là một học sinh ưu tú. Tuy nhiên, khi được tin đỗ đại học tại Sài Gòn thì cũng là lúc ông phải đối diện với những khó khăn về tài chính. Dù vậy, bằng ý chí và nghị lực, ông đã vượt qua tất cả. Hiểu nỗi khổ của mẹ ở quê nhà nên khi vào Sài Gòn học, ông không xin tiền gia đình mà tự kiếm sống bằng nhiều nghề như đi dạy kèm, dạy võ và làm đủ thứ nghề khác. 

    Những ngày tháng gian lao, vất vả đó đã tôi luyện cho Trần Đình Dương thêm ý chí, nghị lực lớn, sẵn sàng đương đầu với mọi gian lao, vất vả. Ngoài ra, việc mở các lớp dạy võ trong các trường đại học tại Sài Gòn lúc bấy giờ cũng là cơ hội để truyền bá lan tỏa môn võ thuật cổ truyền mà ông đã rèn luyện bao năm cho các bạn trẻ nơi đây. Cũng nhờ võ thuật, Trần Đình Dương đã kết giao thêm nhiều bạn mới từ trẻ đến già những người cùng chung niềm yêu thích trên mảnh đất này.

    THẠC SĨ TRẦN ĐÌNH DƯƠNG, NGƯỜI THẦY THUỐC CỦA LÒNG NHÂN ÁI

    Chúng tôi đến thăm ông khi ông đang chuẩn bị khánh thành Trung tâm Y Võ Khí Công – Bí thuật Cổ truyền và phòng chuẩn trị Y học cổ truyền mang tên: Hải Thượng Lãn Ông. Công việc rất bận rộn nhưng ông vẫn ân cần, quan tâm chăm sóc các bệnh nhân một cách chu đáo. Khi khám và điều trị, bàn tay và cả con người ông như cảm nhận được nỗi đau của người bệnh. 

    Ông cười hiền lành, đôi mắt sáng quắt như biết nói, bao dung nhìn những bệnh nhân mới hôm qua còn đau đớn rên la, bây giờ đã khỏe lại, đến chào, khoe với ông. Thỉnh thoảng, ông say mê đàn, ấy hát cho họ nghe những ca khúc ông vừa sáng tác như một lời động viên tinh thần, đem lại niềm vui, tinh thần lạc quan cho người bệnh.

    Bệnh nhân của ông thường là những người bệnh nhân rất nặng, đã điều trị nhiều năm, ở nhiều nơi nhưng không khỏi. Họ đến với ông và “hết nghiệp” – đó là cách nói của ông về sự tiêu trừ bệnh tật một cách thần kỳ ở họ. Ông chăm chút những bữa cơm chay miễn phí cho người nghèo, cho bệnh nhân nghèo với cái cách đầy yêu thương và trân trọng.

    THẠC SĨ TRẦN ĐÌNH DƯƠNG, MỘT NHÀ NGHIÊN CỨU, NHÀ GIÁO MẪU MỰC

    Từ những năm 2000, ông bắt đầu nghiên cứu và tổ chức những hội thảo khoa học về Y Võ Khí Công và sau đó công bố, đưa vào tập huấn, giảng dạy môn Y Võ Khí Công cho cộng đồng.

    Về y học, ông thực hiện nghiên cứu đề tài “Thực nghiệm Y Võ Khí Công Thuần Việt – Một giá trị y học bổ sung - để phòng và trị bệnh cơ, xương, khớp” với mong muốn bảo tồn và phát huy các giá trị y học cổ truyền độc đáo và hiệu quả của người Việt Nam phục vụ cho việc bảo vệ và nâng cao sức khỏe của nhân dân, nâng cao chất lượng sống của người bệnh, qua đó cũng chứng minh: “Hệ khí trong cơ thể người là đối tượng cần quan tâm đầu tư nghiên cứu một cách nghiêm túc, và Y Võ Khí Công thuần Việt là một nội dung y học bổ sung hết sức có giá trị, góp phần cải tạo, để nâng cao sức khỏecộng đồng một cách hiệu quả”.

    Hiện nay môn Y Võ Khí Công đã được tôn sư võ học Trần Đình Dương giảng dạy cho rất nhiều các lớp tập huấn huấn luyện viên dưỡng sinh và người cao tuổi trong toàn quốc. Trong đó có những lớp do Tổng cục Thể dục Thể thao phối hợp với Trung ương Hội người cao tuổi Việt Nam tổ chức như lớp tập huấn tại Đồng Nai dành cho các huấn luyện viên các tỉnh thành phía Nam.

     Sau đó, Y Võ Khí Công đã được phổ biến rộng khắp cho người tập luyện dưỡng sinh trên cả nước, giúp cho mọi người nâng cao sức khỏe, phòng, chống bệnh tật, nâng cao chất lượng cuộc sống một cách hiệu quả, đặc biệt là người cao tuổi. Ông xây dựng kế hoạch triển khai làm việc với các khoa Đông y của các trường có mã ngành đào tạo Đông y sĩ để hợp tác đào tạo, bồi giữa chuyên môn và chuẩn hóa chuyên môn khám, chữa bệnh cho các huấn luyện viên Y Võ Khí Công, tạo điều kiện cho việc bảo tồn và phát huy các kiến thức quý báu, có giá trị cao trong việc nâng cao sức khỏe, phòng và trị bệnh của Y Võ Khí Công do tổ tiên truyền lại.

    Thạc sĩ Trần Đình Dương đã nghiên cứu, vận dụng phương pháp Y Võ Khí Công, với các bí quyết tập luyện không dùng thuốc, phối hợp với y học cổ truyền để chữa bệnh, đặc biệt là các bệnh về cơ, xương, khớp, cột sống, tai biến mạch máu não, bao tử, thần kinh hết sức hiệu quả... Ông khai giảng các lớp huấn luyện viên Y Võ Khí Công để đào tạo thế hệ kế thừa, nhằm truyền lại những bí quyết luyện tập có giá trị trong phòng và điều trị bệnh, cũng như kế thừa những bí quyết tập luyện, kỹ thuật, đòn thế độc đáo, để nâng cao tố chất, nâng cao năng lực chiến đấu, nâng cao thành tích thi đấu thể thao, võ thuật cho vận động viên, võ sĩ, các truyền nhân của nền võ học Việt Nam thuần Việt.

    Từ năm 2014, văn vị tôn sư võ thuật thuần Việt Trần Đình Dương đã đúc kết, chắc lọc và hệ thống lại một cách bài bản để giới thiệu đến người học môn võ độc đáo: Y Võ Khí Công thuần Việt với hệ thống 18 bài võ vừa quyền thuật vừa binh khí dựa trên trên 9 yếu tố Chuẩn – Kình – Tốc, Ý – Khí – Lực, Tinh – Khí – Thần làm nền tảng trong suốt quá trình luyện tập. Các bài võ của môn võ này là sự phối hợp giữa các động tác nhu – cương một cách nhuần nhuyễn và cân xứng, có sự tương thích giữa các nguồn lực và sự biến hóa cho phù hợp với từng lứa tuổi theo học vậy chứ không phải cố làm cho nhanh hoặc cố làm cho chậm như các môn võ khác. Khi thực chiến, các đòn thế công và phán phát ra kình lực dữ dội, nhanh, mạnh, sắc, gọn, khác hẳn trạng thái luyện tập dưỡng sinh mềm mại bình thường. Y Võ Khí Công vừa giúp người tập dưỡng sinh, tự vệ, rèn luyện sức khỏe vừa nhắc nhở các môn sinh rèn luyện đạo đức, nhân cách thông qua những câu thiệu của bài thảo võ, viết theo thể thơ lục bát đậm đà bản sắc dân tộc, bên cạnh những giai thoại võ học hấp dẫn và mang tính giáo dục cao. 

    Bên cạnh đó, ông còn sáng tạo ra những môn võ độc đáo như võ Lu và võ Trống dựa trên những vật dụng quen thuộc trong cuộc sống của chúng ta như chiếc lu, chiếc trống chúng trở thành vũ khí cho người tập võ ứng biến với đối phương. Và cũng nhờ những phương pháp tập luyện độc đáo đó đã giúp cho các động tác võ có thần lực, linh hoạt khác hẳn với các bài võ với côn hay kiếm.

     Nhờ có những bí quyết tập luyện quý báu mà ông đang giữ, ông đã luyện được nội công thượng thừa, và trong chương trình “Tinh hoa Võ Việt của VTV4 Đài Truyền hình Việt Nam cũng như chương trình “hành trình Võ Việt” của Đài Truyền hình An Viên TV, ông đã biểu diễn khả năng cách không đấm tắt một ngọn đèn cầy đang cháy và dùng cùi chỏ đánh lún một khối ván ép dày. Với mong muốn những bí quyết ấy không bị thất truyền, ông luôn mở rộng lòng, mong muốn được truyền dạy cho những truyền nhân có đủ đức độ, tài năng cũng như tâm huyết với Võ Việt.

    Ông cũng hoàn thành đề tài “Giá trị văn hóa và giá trị thực dụng của võ học thuần Việt”. Đề tài tập trung nghiên cứu những bài thiệu võ, những trước tác võ công mang tính lịch sử, những giai thoại võ học mang tính giáo dục đạo đức, giáo dục nhân cách sống, giáo dục truyền thống yêu nước, hun đúc hùng khí vệ quốc, giáo dục thẩm mỹ. Ông là một trong những tôn sư võ học Việt Nam đặt nền móng lý luận vững chắc, mang tính hệ thống cao cho võ học thuần Việt đương đại.

    Về giá trị võ học, những kiến thức võ học thuần Việt được ông nghiên cứu một cách khoa học, ấy nghiêm túc với 2 hệ thống gồm: Dưỡng sinh và Thực chiến. Hệ thống dữơng sinh bao gồm quyền thuật và khí công. Hệ thống tự vệ, thực chiến nghiên cứu 2 phương pháp đánh đứng và đánh nằm, chia thành năm nhóm kỹ thuật: “bắt, khóa, bẻ, nẻ, quật”, với 405 thế đánh thực chiến bí thuật cổ truyền, tập hợp các thế đánh sát thủ rất hiểm hóc, khéo léo, độc đáo, mang đặc trưng của võ Việt, với tính hiệu quả cao, cùng với tên gọi có vần có điệu, dễ đọc, dễ hiểu, dễ nhớ, ví dụ như các thế bắt cận chiến gây choáng cho kẻ địch trên chiến trận mà không hề gây tiếng động, được gọi với các tên gọi rất bình dân như: “Niềng đầu, khâu vai, câu cổ, vỗ cản, ngáng chân, chần vai, đai siết…” hay các thế bẻ: “ngã lưng, dựng tay, quay cánh, đánh gót, thoát bẻ, đè xoay…”, các tên gọi đều thuần Việt, rất mộc mạc, giản dị, dễ nhớ. Những kiến thức võ học ấy mang tính bình dân nhưng rất bác học. 

    Hệ thống ấy được sắp xếp mang tính tích cực với “tứ bộ cận chiến”, gồm: Thuận diện, nghịch diện, đối diện, trùng diện, vừa cụ thể vừa mang tính khái quát cao, dễ vận dụng và hết sức hiệu quả. “Tứ bộ cận chiến” có sự liên tục, kế thừa, phát triển và bổ túc cho nhau, với sự vận dụng một cách sáng tạo học thuyết âm dương, ngũ hành, bắt quái… với “Tứ bộ cận chiến”, lần đầu trong lịch sử võ học Việt Nam, ông đã đặt nền móng cho lý luận võ học đối kháng và thực chiến thuần Việt, và đặc biệt các triết lý về thực chiến trong võ học thuần Việt, được thể hiện một cách độc đáo dưới các dạng khẩu quyết (bí quyết truyền miệng) vào trong phần thân thế tự vệ thực chiến.

    Từ đó, khẳng định võ học thuần Việt có giá trị to lớn trong huấn luyện quân đội, phổ biến cho học sinh, sinh viên và các tầng lớp nhân dân để phát triển tố chất cần thiết cho đời sống con người trong học tập, lao động và chiến đấu. Quan điểm nhất quán của ông là: “Võ học dân tộc Việt Nam là một giá trị tiềm tàng được thể hiện thông qua hệ thống kiến thức phong phú, sâu sắc, phương pháp, bí quyết luyện tập khoa học, hiệu quả cao, nền tảng triết lý mang đậm bản sắc võ Việt hết sức độc đáo. 

    Giá trị đó đã được khẳng định trong quá trình lịch sử dựng nước và giữ nước, chứ không phải là những bài múa mang tính biểu diễn thông thường mà một số người ngộ nhận”. Theo chúng tôi được biết, hiện ông còn đang dạy môn võ MMA cho các võ sĩ đối kháng đẳng cấp cao tại MMA TABD CLUB, nhưng theo nhận định của riêng ông, môn võ Cổ thuật Bí truyền Việt Nam với những chiến thuật, chiến lược, với những đòn thế cận chiến sát thủ hiểm hóc mà vua, tôi nhà trần đã từng dùng để đánh tan quân Nguyên (Trung Quốc), người anh hùng áo vải Quang Trung đã dùng để đánh tan quân Thanh (đời vua Càn Long Trung Quốc) và đánh tan quân Xiêm (Thái Lan) trong các cuộc chiến vệ quốc… thì thực chiến hơn MMA ngày nay nhiều.

    Trong lĩnh vực giáo dục, với đề tài nghiên cứu “Phân luồng trong giáo dục – đào tạo 4.0” của Thạc sĩ Trần Đình Dương đã cho thấy bản chất các yếu tố, tác động đến giáo dục – đào tạo thời đại công nghiệp 4.0; giúp định hướng, lựa chọn và hun đúc tinh thần, trao sứ mệnh cho học sinh ngay từ cấp học phổ thông; chỉ rõ nhiệm vụ người thầy và phân định rõ nguồn nhân lực có thể thay thế và không thể thay thế trong giáo dục – đào tạo 4.0; gắn bó sinh viên với doanh nghiệp, với hoạt động thực tế... 

    Qua đó, khẳng định chân lý: “Cần cải cách cùng lúc và đồng bộ những nội dung cần thiết liên quan đến các yếu tố: Thầy– Trò– Phương pháp giảng dạy, đánh giá – Nội dung giảng dạy – Môi trường giáo dục – đào tạo, trên cơ sở luật hóa và nhất quán theo quan điểm phát triển tự nhiên cho người học”.

    Có lẽ nhờ có sự hấp dẫn của bản thân, cộng với phương pháp giáo dục, cách dạy tuyệt vời như vậy mà trong suốt hơn 30 năm qua, Thạc sĩ Trần Đình Dương, vị tôn sư võ học Việt Nam đương đại đã đào tạo được nhiều thế hệ học trò cả văn lẫn võ trên khắp mọi miền đất nước. trong đó, có những cái tên thần dân ở khắp các tỉnh thành hẹn ước như Bình Dương (Võ sư, nhà doanh nghiệp Lê Công Nam; Võ sư Trần Văn Hoàn; Võ sư, kỹ sư, nhà doanh nghiệp Bùi Đức Thịnh; Võ sư Nguyễn Chí Thành; Võ sư, thầy thuốc Phạm Hoàng Nguyên; Võ sư Nguyễn Phương Tình; Võ sư, kỹ sư, nhà doanh nghiệp Nguyễn Quốc Kiệt; Võ sư, nhà doanh nghiệp Cao Quốc Huy; Võ sư, nhà doanh nghiệp Nguyễn Văn Liên; nữ Võ sư Phạm Thị Thanh Hà; Võ sư Đỗ Quốc Thanh; Võ sư Trần Văn Hoàn; Võ sư, kỹ sư, nhà doanh nghiệp Kiều Đình Tịnh). 

    Thành phố Hồ Chí Minh (Kiểm sát viên, Võ sư Đỗ Văn Hiếu; Dược sĩ, Võ sư Bùi Minh Hiệp; Kỹ sư, Võ sư Nguyễn Anh Tuấn; Kỹ sư, Võ sư Nguyễn Chí Thành; Võ sư Huỳnh Chí Tâm; Võ sư, thầy thuốc Nguyễn Đăng Yên; Võ sư Lê Tấn Lợi). Bình Định (Thạc sĩ, Võ sư Trần Văn Định; Võ sư Trần Văn Đổi). Quảng Ngãi (Thầy giáo, Võ sư Phạm Quang Nin). An Giang (Kỹ sư, Võ sư, nhà doanh nghiệp Nguyễn Thanh Phong). Trà Vinh (Thạc sĩ, Võ sư Cao Thanh Xuân). Long An (Thạc sĩ, Võ sư Nguyễn Thanh Phong; Thạc sĩ Võ sư Trịnh Hoàng Nghĩa). Nghệ An (Thạc sĩ, Võ sư Hoàng Công Khánh). Thanh Hóa (cử nhân, Võ sư Lê Văn Mạnh; kỹ sư, Võ sư Lê Văn Hòa; bác sĩ, Võ sư Đào Văn Nam). Vũng Tàu (Võ sư, Thạc sĩ, nhà doanh nghiệp Lê Bá Hoàng). Quảng Nam – Đà Nẵng (Cử nhân võ, Võ sư Huỳnh Đức Bảy; Thạc sĩ, luật sư, Võ sư Nguyễn Thị Lành). 

    Bà Rịa Vũng Tàu (Kỹ sư, Võ sư Nguyễn Việt Hùng). Đắk Lắk (Võ sư, kỹ sư, nhà doanh nghiệp Phan Hồng Sơn). Đắk Nông (nữ Võ sư Lê Thị Ngọc Quý). Phan Thiết (Thạc sĩ, Võ sư Huỳnh Hồng Hải). Lâm Đồng (Võ sư Nguyễn Phú Dũng). Đồng Nai (Võ sư Nguyễn Văn Đức). Hưng Yên (Võ sư, nhà doanh nghiệp Phong Ngọc Chiều). Bên Quân đội (Thượng tá, Võ sư Nguyễn Việt Thắng; Sĩ quan, Võ sư Trần Thăng Hùng)… vẫn còn dài làm danh sách những cao đồ luôn hết lòng với văn hóa dân tộc Việt Nam như thế.

    GIA ĐÌNH LÀ ĐIỂM TỰA SỨC MẠNH

    Dường như nguồn sức lực để cống hiến cho đời của Thạc sĩ Trần Đình Dương không bao giờ cạn. Điểm tựa quan trọng cho sức mạnh đó chính là gia đình của ông. Và thật đáng tự hào khi các thành viên trong gia đình đều đang tiếp bước truyền thống của quê hương, dòng tộc.

    Vợ ông là Đại Võ sư Nguyễn Thị Phương Trang, được truyền nhân của Ngũ Độc Tàn Quyền, Chưởng môn võ phái Thần Quang Công phu Việt Nam, một trong những người đang là kho tư liệu sống còn lưu giữ được những bài võ quý hiếm, đã được Đài truyền hình tỉnh Bình Dương vinh danh trong các chương trình võ thuật và luôn là người đồng hành trong các chương trình võ thuật trong toàn quốc như “Tinh hoa võ thuật” của VTV4, “Con đường võ học” của HTV, “Hành trình võ Việt” của An Viên TV.

    Những người con của ông đều luyện võ, từng biểu diễn, thi đấu và đạt nhiều huy chương vàng trong các giải trong nước và quốc tế (giải vô địch các võ phái mạnh tỉnh Bình Dương, giải Trẻ toàn quốc, giải quốc tế Thăng Long – Hà Nội…); biểu diễn xuất sắc trong các chương trình truyền hình (Tinh hoa võ thuật của kênh VTV4 Đài Truyền hình Việt Nam; Hành trình võ Việt của An Viên TV; Người Bí Ẩn, Siêu Bất Ngờ, Con đường võ học của kênh HTV7 Đài Truyền hình Thành Phố Hồ Chí Minh, Y Võ Khí Công trên báo ảnh Việt Nam của Thông tấn xã Việt Nam…). 

    Trong đó, người con đầu là Võ sư Hồng Trần Đông Hòa hiện đang là Chưởng môn võ phái Hồng Trần Bình Định, một trong tứ đại môn phái Võ Việt, với trình độ học vấn cao học và đang là giảng viên giảng dạy tại Thành phố Hồ Chí Minh, người con thứ hai là Võ sư Trần Đình Đông Quân, là một cử nhân võ, một trong “Tứ Tú” (4 ngôi sao sáng) của võ cổ truyền tỉnh Bình Dương, đã từng đạt huy chương vàng quốc tế trong thi đấu võ thuật và được giới thiệu trong nhiều chương trình truyền hình VTV4, BTV, HTV, An Viên TV… Trần Đình Hạ Châu (12 tuổi) đã gây kinh ngạc cho chương trình truyền hình thực tế “Siêu Bất Ngờ” với tiết mục công phu Thiết Kiều Công độc đáo. Trần Đình Hoàng Việt 10 tuổi đã gây bất ngờ với tiết mục công phu “Lưỡng Tiết Côn Đoạt Nhãn” trong nhiều chương trình phẫu thuật, thậm chí Trần Đình Phương Thúy mới 7 tuổi nhưng cũng rất hăng say luyện tập và biểu diễn võ nghệ.

    Ai sinh ra trên đời cũng mang trên mình một sứ mệnh rất riêng vậy điều này lại càng đúng hơn khi nói về Thạc sĩ Trần Đình Dương, một vị tôn sư võ học đương đại đang ngày đêm nghiên cứu khoa học, chữa bệnh cứu người, truyền võ đạo, hội tụ nhân tài luyện công phu, nâng cao thể chất, bảo vệ sức khỏe cộng đồng. 

    Dẫu biết con đường đó chưa bao giờ là dễ dàng vậy nhưng bằng sự khao khát cống hiến, với tình yêu thương cao cả dành cho học trò, dành cho bệnh nhân, ông vẫn hăng say lao động khoa học và chăm chút tài năng cho những truyền nhân. Ông đã làm cảm động lòng người bởi tấm lòng cao quý của một người con đất Việt đối với Tổ quốc, giống nòi, như lời bài hát “Tự Nguyện” của nhạc sĩ Trương Quốc Khánh mãi còn âm vang trong lòng mỗi người một thời trai trẻ:

    Nếu là chim, tôi sẽ là loài bồ câu trắng

    Nếu là hoa, tôi sẽ là một đóa hướng dương

    Nếu là mây, tôi sẽ là một vầng mây ấm

    Là người, tôi sẽ chết cho quê hương

    Là chim, tôi sẽ cất cao đôi cánh mềm

    Từ Nam ra ngoài Bắc báo tin nối liền

    Là hoa, tôi nở tình yêu ban sớm

    Cùng muôn trái tim ngất ngây hòa bình

    Là mây, theo làn gió tôi bay khắp trời

    Nghìn xưa oai hùng đó nên sinh tiếp lời

    Là người, xin một lần khi nằm xuống

    Nhìn anh em đứng lên phất cao ngọn cờ.

    Nguyễn Lan (Theo Ấn Phẩm Chân dung Tri thức Việt Nam - NXB Thanh Niên.)

     

    TOP